Một trong những điều tạo nên dấu ấn văn hóa sông nước đặc sắc của Đồng bằng Sông Cửu Long mà không đâu có được chính là chợ nổi. Một nơi, là không gian quy tụ những phong tục, tập quán đặc trưng nhất của con người miền Tây định cư trên các dòng sông lớn. Một nơi, là điểm gặp gỡ để giao thương, trao đổi, mua bán bằng thuyền, bằng ghe, bằng tàu của người dân, thương lái, thương buôn thuộc 13 tỉnh thành miền Tây Nam Bộ. Một nơi lưu dấu, đọng lại nhiều yếu tố, sắc thái đặc biệt mà chỉ ở vùng sông Miền Tây mới có.
Nội dung bài viết
- 1 8 chợ nổi miền Tây nổi tiếng nhất
- 1.1 1. Chợ nổi Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long)
- 1.2 2. Chợ nổi Cái Bè (tỉnh Tiền Giang)
- 1.3 3. Chợ nổi Cái Răng (thành phố Cần Thơ)
- 1.4 4. Chợ nổi Phong Điền (thành phố Cần Thơ)
- 1.5 5. Chợ nổi Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng)
- 1.6 6. Chợ nổi Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang)
- 1.7 7. Chợ nổi Long Xuyên (tỉnh An Giang)
- 1.8 8. Chợ nổi Cà Mau (tỉnh Cà Mau)
8 chợ nổi miền Tây nổi tiếng nhất
1. Chợ nổi Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long)
- Địa chỉ: Chợ nổi Trà Ôn – thị trấn Trà Ôn – huyện Trà Ôn – tỉnh Vĩnh Long.

Nằm trên địa phận thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, ngay khúc cuối ngã ba sông Hậu giao với sông Măng Thít trước khi đổ ra biển. Chợ nổi Trà Ôn là nơi lưu dấu nhiều nét sinh hoạt đặc trưng trong đời sống văn hóa của người dân tỉnh Vĩnh Long.
Hàng ngày, chợ là nơi diễn ra nhiều hoạt động giao thương, mua bán, trao đổi hàng hóa trên sông giữa các thuyền buôn, tàu buôn với người dân sinh sống tại các vùng lân cận cũng như trên hai khúc sông Hậu và sông Măng Thít. Đa phần các mặt hàng trao đổi tại đây là các mặt hàng nông sản, thủy sản, vật dụng đồ gia định, đồng án, v.v. Xen lẫn trong việc mua bán các mặt hàng, chợ nổi Trà Ôn còn có nhiều khu vực tập trung nhỏ, lẻ của các thuyền chuyên về các món ăn và đồ uống phục vụ cho người đi lại trên sông.
Một điểm khác biệt ở chợ nổi Trà Ôn ở tỉnh Vĩnh Long với các chợ nổi của nhiều tỉnh thành khác là hàng hóa không thực hiện trao đổi theo nhiều hình thức khác nhau mà chỉ một hình thức duy nhất là bán sỉ. Đặc biệt, thời gian họp chợ không cố định, cụ thể mà là họp theo con nước. Tức, con nước lớn thì chợ sẽ họp với nhịp độ sầm uất rất sôi động. Còn con nước nhỏ (người miền Tây gọi là con nước rồng), chỉ leo veo vài thuyền nhỏ qua lại, chủ yếu là bán trái cây hoặc nguyên, vật liệu đáp ứng cho bữa cơm gia đình.
Trải qua khoảng thời gian dài với năm tháng, mặc dù chưa ai biết chợ nổi Trà Ôn hình thành vào năm nào. Tuy nhiên, cái động lại về văn hóa, phong tục, tập quán bao đời này trên sông của người dân tỉnh Vĩnh Long thì hiện hữu rất rõ qua cuộc sống hàng ngày. Đôi khi cái hiện đại, cái mới phủ đầy lên không gian miền quê, nhưng với chất bình dị, chất hào sảng trong tâm hồn thì không bao giờ thay đổi trong mỗi người.
2. Chợ nổi Cái Bè (tỉnh Tiền Giang)
- Địa chỉ: Chợ nổi Cái Bè – thị trấn Cái Bè – huyện Cái Bè – tỉnh Tiền Giang.
Nhắc đến chợ nổi Cái Bè của tỉnh Tiền Giang, đầu tiên phải nói đến, đây là chợ nổi khi xưa diễn ra hoạt động giao thương, mua bán và trao đổi hàng hóa sầm uất nhất miền Tây Nam Bộ. Minh chứng cho điều này, trong sách “Đại Nam Thống Nhất” của nhà Nguyễn thời vua Tự Đức biên chép: “Chợ nổi Cái Bè Tiền Giang là trung tâm giao thương, trao đổi hàng hóa sầm uất nhất miền Tây lúc bấy giờ. Hầu hết hàng hóa của các vùng thuộc ba tỉnh Đông Nam Bộ đều tập trung về đây”. Từ minh chứng này có thể hiểu vì sao, vùng đất Mỹ Tho – Tiền Giang ngày ấy là trọng điểm phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của vùng.

Ngày nay, tuy sự hưng thịnh, sầm uất của chợ không như ngày nào mà sách “Đại Nam Thống Nhất” từng ghi chép do sự phát triển mạnh mẽ của nhiều chợ nổi khác. Thế nhưng, chợ nổi Cái Bè vẫn là nơi tập trung giao thương, mua bán và trao đổi hàng hóa sầm uất dọc theo cù lao Tân Phong ở khúc sông Tiền, giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Qua đó, đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa và góp phần cho việc phát triển du lịch tỉnh nhà.
Đến tham quan, du ngoạn và trải nghiệm tại chợ nổi Tiền Giang. Bất kỳ vị khách nào đều cảm nhận được tính thức tế trong văn hóa sông nước đặc trưng của vùng.Tất cả mọi thứ sẽ được thể hiện rõ trên từng không gian của mỗi chiếc thuyền, chiếc tàu hay chiếc ghe đang diễn ra nhiều viễn cảnh hết sức đời thường nhưng rất sinh động.
3. Chợ nổi Cái Răng (thành phố Cần Thơ)
- Địa chỉ: Chợ nổi Cái Răng – xã An Bình – quận Cái Răng – thành phố Cần Thơ.
Sau chợ nổi Cái bè tỉnh Tiền Giang, chợ nổi thứ ba trong danh sách 8 chợ nổi miền Tây nổi tiếng nhất đồng bằng sông Cửu Long chính là chợ nổi Cái Răng.

Chợ nổi nằm về phía Đông trung tâm thành phố Cần Thơ tại địa phận xã An Bình, quận Cái Răng khoảng chừng 7km, mất gần 30 phút để di chuyển bằng tàu trên sông Cái Răng.
Theo thông tin cung cấp từ Viện Kinh tế Xã hội Cần Thơ. Chợ nổi Cái Răng khi mới hình thành nằm ở vị trí giao nhau giữa bốn con sông Cần Thơ, Đầu Sấu, Cái Sơn, Cái Răng Bé, liền kề với chợ Cái Răng trên bờ. Đến thập niên 90 của thế kỉ XX, do trở ngại về giao thông đường thủy, chợ nổi được di dời qua khỏi cầu Cái Răng về phía huyện Phong Điền trên trục đường thủy sông Hậu – kênh xáng Xà No, cách vị trí cũ hơn 1km.
So với vị trí cũ, tại vị trí hướng sông Cái Răng về phía huyện Phong Điền. Nhiều tàu, thuyền, ghe cỡ lỡ có thể lưu thông qua lại thoải mái để tiện cho công việc mua bán cũng như sinh hoạt trên sông. Chính từ điều này mà khi quy tụ về đây, điều kiện địa hình đã vô tình đem đến cho chợ nổi Cái Răng nhiều điều kiện phát triển như bây giờ.
Khác với nhiều chợ nổi khác của các tỉnh thành.Chợ nổi Cái Răng họp rất sớm, khi mới gần 4h sáng, gà chưa kịp gáy đã nhộn nhịp tiếng nói cười và tiếng máy ghe, tàu nổ ầm ĩ. Thời gian họp chợ khoảng chừng hơn 4 tiếng, đến khoảng 8h – 9h là chợ bắt đầu vắng dần.
Ngoài những điều trên, điều đang nói khi nhắc đến chợ nổi Cái Răng của thành phố Cần Thơ, thì có lẽ. Đây là chợ nổi nổi tiếng nhất trong tất cả chợ nổi ở miền Tây. Vốn dĩ như vậy là vì chợ không chỉ là nơi hội tụ nhiều nét đặc trưng văn hóa vùng sông nước, mà với danh tiếng vang xa của một thành phố duy nhất của miền Tây trực thuộc trung ương nên đã thật sự tạo nên một chợ nổi Cái Răng sầm uất của ngày xưa và bây giờ.
Thông thường, để cảm nhận được vẻ sinh động, sầm uất của chợ nổi Cái Răng. Nhiều người thường lựa chọn khoảng thời gian lúc 5h sáng để đến tham quan, trải nghiệm chợ nổi.
4. Chợ nổi Phong Điền (thành phố Cần Thơ)
- Địa chỉ: Chợ nổi Phong Điền – Lộ Vòng Cung – huyện Phong Điền – thành phố Cần Thơ.

Cách chợ nổi Cái Răng khoảng chừng 16km theo hướng về huyện Phong Điền (đi ngang qua làng du lịch Mỹ Khánh) là chợ nổi Phong Điền – chợ nổi nổi tiếng thứ 2 của thành phố “gạo trắng nước trong” Cần Thơ.
Theo cách nhìn nhận và đánh giá tổng thể thì chợ nổi Phong Điền không sầm uất và nhộn nhịp như chợ nổi Cái Răng. Tuy nhiên, nếu sánh về những giá trị văn hóa trong cuộc sống thực tại của người dân Cần Thơ ngày nay thì chợ nổi Phong Điển là nơi lưu giữ trọn vẹn hơn.
Đến tham quan tại chợ, ngoài việc tìm thấy những mặt hàng nông sản, bạn sẽ bắt gặp nhiều mặt hàng đa dạng phục vụ trong cuộc sống hàng ngày như: xuồng, ghe, lá lợp nhà, dao, cuốc, rựa … Bên cạnh đó là các các dụng cụ đánh bắt thủy sản như: chài, lưới, lờ, lợp…; các sản phẩm của nghề đan đát như: thúng, rổ, nong, nia, sàng, sịa, cần xé… và các loại hàng bách hóa tổng hợp trong và ngoài nước.
Không chỉ vậy, trên chợ nổi Phong Điền còn có các dịch vụ mới như: trạm xăng dầu nổi, tiệm sửa cân, sửa máy, tiệm may nổi phục vụ nhanh cho khách hàng… Nói tóm lại, mặt hàng nào ở phố chợ có thì cũng đều có mặt ở chợ nổi, phục vụ cho những khách hàng mua bán trên sông.
5. Chợ nổi Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng)
- Địa chỉ: Chợ nổi Ngã Năm – phường – thị xã Ngã Năm – tỉnh Sóc Trăng.

Được biết đến là chợ nổi nằm trên con kênh, là nơi gặp gỡ giao nhau của 5 con sông Cà Mau, Vĩnh Qưới, Long Mỹ, Thanh Trì, Phụng Hiệp chảy về năm ngã. Được biết, con kênh này có tên là Phụng Hiệp, được người Pháp cho đầu khi chiếm hết 6 tỉnh Nam Kỳ (Nam Kỳ Lục Tỉnh) để mở rộng giao thông đường thủy, phát triển kinh tế và kiểm soát tình hình chính trị.
Theo như lời của các vị cao niên, chợ nổi Phụng Hiệp (tên gọi ngày trước) ngày trước có rất nhiều Khmer, người Hoa lui tới để giao thương mua bán với người Việt. Tuy nhiên, dần về sau, không biết vì lí do gì nên càng ngày càng ít dần các thương buôn người Khmer và người Hoa, chỉ còn người Việt mình tứ xứ đổ về mua bán về nhau. Thế là dần dần, hầu hết các thuyền buôn, tàu buôn lớn đều là người Việt mình hết. Mới sáng sớm là tụ hợp với nhau, người mua, kẻ bán nhộn nhịp lắm!
Nhìn chung thì chợ nổi Ngã Năm của tỉnh Sóc Trăng cũng như bao chợ nổi khác. Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa hằng ngày. Tuy nhiên, chợ nổi Ngã Năm gây dấu ấn hơn khi tại đây có thể tìm thấy nhiều món ngon đặc sản đồng quê rất đặc trưng của miền Tây.
6. Chợ nổi Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang)
- Địa chỉ: Chợ nổi Ngã Bảy – phường Ngã Bảy – thị xã Ngã Bảy – tỉnh Hậu Giang.

Được hình thành vào khoảng năm 1915 trên vị trí giao nhau của 7 tuyến sông Cái Côn, Mang Cá, Búng Tàu, Sóc Trăng, Xẻo Môn, Lái Hiếu và Xẻo Vong. Đặc biệt, 7 tuyến sông này có có thể giúp tàu thuyền luân chuyển hàng hóa đến tất cả các vùng lân cận của 13 tỉnh thành miền Tây. Chợ nổi Ngã Năm xứng danh là chợ nổi có hệ thống giao thông thuận tiện nhất.
Được biết, đương thời người Pháp gọi chợ nổi Ngã Năm là “Ngôi sao Phụng Hiệp” vì chợ không khác gì một trung tâm đầu mối giao thông đường thủy lớn nhất Nam Kỳ thời ấy. Song hành với một trung tâm thông đường thủy lớn, chợ còn là trung tâm giao thương hàng hóa lớn bao trùm cả miền cực Nam. Do đó khi xưa, người Pháp rất quan tâm đến khu vực này.
Hơn 100 năm hình thành và phát triển, hiện nay chợ nổi Ngã Bảy đã được di dời đến nơi khác và không còn sầm uất như trước. Hầu hết cư dân sông nước ngay Ngã Bảy đã di chuyển sang các chợ nổi khác như chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng) hoặc ngược lên Trà Ôn (Vĩnh Long), thậm chí lên tận Cái Bè (Tiền Giang) … để trao đổi hàng hóa. Nguyên nhân là do giao thông đường thuỷ ngày càng thông thoáng, cùng với đó là trình trạng ô nhiễm môi trường do lượng rác thải trên sông này càng nhiều. Dù là vậy, nhưng chợ nổi Ngã Bảy vẫn lưu được những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của ngày nào.
7. Chợ nổi Long Xuyên (tỉnh An Giang)
- Địa chỉ: Chợ nổi Ngã Bảy – phường Mỹ Long – thành phố Long Xuyên – tỉnh An Giang.
Trong số danh sách 8 chợ nổi nổi tiếng nhất miền Tây, có lẽ chợ nổi Long Xuyên là chợ nổi ít được nhắc đến nhất. Vốn dĩ như vậy là vì chợ nổi Long Xuyên chỉ là nơi trao đổi, giao thương và mua bán sầm uất của vùng. Nói đúng hơn, chợ chỉ là nơi gặp gỡ, trao đổi mua bán của người dân vùng Long Xuyên là chính.
Điểm hút của chợ nổi Long Xuyên này chính là còn lưu giữ khá nhiều nét hoang sơ trong văn hóa vùng sông nước. Chính vì lí do này mà bất kỳ ai khi đến đây cũng đều cảm nhận được nhiều tính cách của con người miền Tây nói chung và Long Xuyên (An Giang) nói riêng. Quan trọng hơn cả, tại chợ nổi Long Xuyên du khách sẽ tìm được nhiều món ăn ngon rất đặc trưng, nhất là các món ngon mang đậm hương vị của người Chăm.
8. Chợ nổi Cà Mau (tỉnh Cà Mau)
Là chợ nổi góp mặt cuối cùng trong danh sách 8 chợ nổi nổi tiếng nhất miền Tây. Chợ nổi miền Tây là nơi tập trung giao thương của các ghe thuyền đến từ các vùng Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn … tại Cà Mau.
Nhìn chung, chợ nổi Cà Mau cũng như bao chợ nổi khác về hoạt động giao thương, trao đổi và mua bán hàng hóa trên sông. Tuy nhiên, trong các mặt hàng trao đổi, mua bán này. Có một mặt hàng rất đặc trưng của vùng đất Cà Mau đó chính là chiếu. Chiếu được bán rất nhiều ở chợ nổi này vì chiếu đóng một phần quan trọng tất yếu trong cuộc sống. Và cũng chính món hàng chiếu với một câu chuyện có thật trên sông giữa một đôi trai gái đã làm cảm hứng cho soạn giả Viễn Châu viết bài “Tình anh bán chiếu”. Sau đó ca khúc được thể hiện rất thành công bởi nghệ sĩ Út Trà Ôn. Và khi nhắc đến bài “Tình anh bán chiếu” thì nhiều lại nhớ đến chợ nổi Cà Mau hoặc ngược lại.