Chùa Sắc Tứ Linh Thứu cổ tự và câu chuyện về vua Gia Long

0
4925

Nhắc đến những công trình kiến trúc chùa chiền ở vùng đất Mỹ Tho – Tiền Giang, hẳn người ta chỉ biết đến hai ngôi chùa nổi tiếng bật nhất Nam Bộ là Vĩnh Tràng và Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác mà quên đi Sắc Tứ Linh Thứu cổ tự. Một ngôi đại tự hiếm hoi tại miền Tây Nam Bộ nói chung và Tiền Giang nói riêng được hai lần vua sắc phong.

Chùa Sắc Tứ Linh Thứu cổ tự: địa chỉ, thời gian mở cửa, giá vé tham quan

Chùa Sắc Tứ Linh Thứu
Chùa Sắc Tứ Linh Thứu
  • Địa chỉ: Ấp Chợ – xã Phước Thạnh – huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang.
  • Thời gian: từ 7h30 – 21h00 hàng ngày.
  • Giá vé tham quan: không có giá vé

Sắc Tứ Linh Thứu – ngôi chùa hình thành từ túp lều tranh của trẻ chăn trâu

Tham quan Sắc Tứ Linh Thứu cổ tự

Cách trung tâm thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) khoảng chừng 7km tại Ấp Chợ, xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành. Chùa Sắc Tứ Linh Thứu (hay còn gọi là Sắc Tứ Linh Thứu cổ tự) nổi tiếng khắp 13 tỉnh thành miền Tây Nam Bộ khi gắn liền với huyền thoại vua Gia Long trong những ngày chạy trốn quân Tây Sơn. Đặc biệt, đây là ngôi chùa hiếm hoi ở miền Tây được hai lần vua sắc phong và coi như là chùa của Vua.

Khác với những ngôi chùa trong vùng, Sắc Tứ Linh Thứu theo tương truyền được hình thành trên một chòi lá của bọn trẻ mục đồng. Thuở ấy, chùa là vùng đất cách xa làng xóm, hàng ngày chỉ có trẻ chăn trâu lui tới. Như thường lệ, mỗi ngày bọn trẻ mục đồng thả trâu đi ăn rồi cùng nhau tụ họp ở đây để vui chơi, đùa giỡn. Để có bóng mát nghỉ ngơi, chúng đốn cây, kéo lá cất thành một cái chòi rồi lấy đất sét nặng những bức tượng với đầy đủ hình hài.

Ngày qua tháng lại cứ thế trôi. Bọn trẻ mục đồng càng ngày càng lớn. Tiếng đùa giỡn, chạy nhảy của thơ trẻ bỗng dần vắng lặng. Để rồi cái chòi lá ngày nào làm nơi tụ họp giờ chỉ còn lại các pho tượng ngây ngô đầy tính sáng tạo.

Nhiều lần dân trong vùng đi qua, nhìn thấy cái chòi lá có cái gì đó huyền bí, tâm linh. Thấy vậy, người dân gần đó đã hội họp, bàn bạc với nhau và đã cùng góp sức tân trang cái chòi thành cái am nhỏ để thờ Phật. Về sau, cái am được tu tạo thêm nhiều lần rồi thành ngôi chùa với tên gọi là “Chùa Mục Đồng” (khởi thủy từ đời nhà Lê vua Cảnh Hưng, vì lâu quá không rõ niên hiệu).

Lạ thay, kể từ ngày ngôi chùa được hình thành. Khách thập phương đến viếng ngày một đông, không lâu sau thì ngôi chùa trở thành chỗ dựa tinh thần trong đời sống tâm linh của cư dân trên vùng đất mới.

Năm 1722, trên bước đường di cư vào Nam có một nhà sư tên là Nguyễn Phước Chánh, pháp hiệu là Nguyệt Hiền đến đây. Nhà sư này không chỉ uyên thâm Phật pháp mà còn rất giỏi thuật phong thủy. Sau khi xem xét thế đất, ông cho rằng: “Chùa được dựng trên mặt suối rồng ắt sẽ có chân mệnh Đế Vương đến ngự, bèn cho đổi tên chùa là Long Tuyền Tự (tức là chùa Suối Rồng)”. Cũng trong khoảng thời gian này, sư Nguyệt Hiền ở lại trụ trì chùa và cho tôn tạo ngôi chùa khang trang hơn.

Câu chuyện thoát chết không tưởng của Vua Gia Long khi bị quân Tây Sơn bố ráp

Đúng như lời tiên đoán của nhà sư Nguyệt Hiền, trong khoảng thời gian (1784 – 1785) chúa Nguyễn Phúc Ánh cùng với cận vệ là tướng Nguyễn Huỳnh Đức đã đến đây.

Chuyện kể, năm 1784, vua Quang Trung Nguyễn Huệ – vị anh hùng dân tộc sau khi đại thắng quân Xiêm ở trận Rạch Gầm Xoài Mút (chúa Nguyễn Phúc Ánh cầu cứu vua Xiêm đem quân sang đánh nhà Tây Sơn) đã cho quân truy đuổi tàn quân của chúa Nguyễn Phúc Ánh.

Trước sự truy đuổi, bố ráp gắt gao của quân Tây Sơn. Chúa Nguyễn Phúc Ánh cùng tướng Nguyễn Huỳnh Đức tìm mọi cách để thoát khỏi vòng quay. Chua tôi và tướng Nguyễn Huỳnh Đức chạy mãi thì lạc đến chùa Long Tuyền thì gặp thiền sư Nguyệt Hiện.

Lúc đến chùa, chúa Nguyễn Phúc Ánh trong bộ dạng như kẻ thường dân, không để rõ tung tích. Tuy nhiên, ngay từ lần gặp đầu tiên, bằng sự thông minh, am hiểu của mình. Sư Nguyệt Hiền đã thầm nghi đây là một đấng Minh Vương đang lâm vào cảnh hoạn nạn.

Sư Nguyệt Hiền mời chúa tôi và cận về của ông vào chùa. Nhưng do ngày đêm chạy trốn khỏi sự truy đuổi, lại thêm chịu gió sương rơi nên chúa Nguyễn đã bị mắt chứng thương hàn. Trong tình cảnh ấy, tướng Nguyễn Huỳnh Đức lấy làm bối rối, vì chùa cách xa làng xóm, không biết đâu tìm thuốc, tìm thầy, thêm đức vua đang lúc ẩn tích, nên chưa quyết định ra sao.

May thay, sư Nguyệt Hiền là người giỏi về dược thảo, thấy cảnh chúa Nguyễn vậy nên đã động dạ từ bi, nguyện xin điều trị. Nhân khi điều trị Thiền Sư thấy rõ nổi tâm ưu của đức chúa, lại sẵn có lòng nghi, nên cạn lời thưa hỏi. Đức Cao Hoàng thấy sư Nguyệt Hiền là người có vẻ từ bi, đạo hạnh, tính cách trung hậu nên Ngài nhận thật. Từ đó, Hòa Thượng gia tâm lo bề thuốc thang cơm cháo.

Vài hôm sau, chúa Nguyễn Phúc Ánh vừa khỏe thì quân Tây Sơn đuổi đến ruồng bắt. Đang trong lúc bối rối chưa biết trốn ở đâu thì Hòa Thượng sinh kế kêu chúa trốn vào cái Đại hồng chung trên đại điện. Cũng lạ thay, cửa chúa lúa này bỗng nhiên nhện giăng bích phủ cả lối vào, cảnh nhìn hoang vắng, như đã lâu không người đặt chân đến.

Vừa lúc, quân Tây Sơn ồ ạt xông tới bao quay chùa, lục soát chùa. Thấy đường xá cỏ tranh rậm rạp, mạn nhện phủ che lại thêm không có ai ngoài sư Nguyệt Hiền và vài người. Nghĩ chúa Nguyễn Phúc Ánh không thể nào trốn ở đây nên quân Tây Sơn rút đi.

Cơn kinh hải qua, chúa Nguyễn Ánh và tướng Nguyễn Huỳnh Đức thoát nạn. Thấy tính hình có lẽ ổn, chúa Nguyễn và hộ vệ của mình xin ở lại chùa vài ngày nữa để dưỡng bệnh. Trong những ngày này, có giống chim linh cứ đậu chung quanh chùa kêu mãi. Hòa thượng đoán biết điềm chẳng lành nên bảo người khách lạ lánh đi nơi khác. Quả nhiên hôm sau quân Tây Sơn kéo đến lục soát chùa. Nguyễn Phúc Ánh may nhờ có chim linh mà được thoát nạn.

Sau khi đánh thắng nhà Tây Sơn, chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Huế.

Nhớ ơn ngôi chùa cũ cùng vị Thiền sư, vua đã cho mời Hòa Thượng Nguyễn Phước Chánh về Kinh để cảm ơn Phật lực hộ trì.

Năm 1811 đức vua ra tôn chỉ tu bổ và phong cho hiệu chùa là: “Sắc Tứ Linh Thứu Cổ Tự”, đồng thời sắc phong cho Hòa thượng Nguyễn Phước Chánh hàm ân là “Mẫn Huệ Thiền Sư Đại Lão Hòa Thượng”.

Năm 1841, vua Thiệu Trị cho đổi lại tên chùa là “Linh Thứu”. Linh Thứu theo tiếng Phạn nghĩa là: “Kỳ-xà- quật”, nguyên vốn tên hòn núi mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni thường thuyết Pháp khi xưa. Còn dân gian thì quen gọi chùa Sắc Tứ, tức bảng vàng của nhà vua phong cho.

“Sắc vua phong tặng bảng vàng

Trang nghiêm Phật Pháp vẻ vang nước nhà”.

Các đời sư trụ trì chùa Sắc Tứ Linh Thứu

Trải qua thời gian hơn 300 năm, chùa Linh Thứu Sắc Tứ đã qua 16 đời truyền tự (gồm 13 đời tăng và 3 đời ni).

Cụ thể, Chư Tổ trụ trì đầu tiên không để lại tên. Đời thứ hai là Hòa Thượng Nguyệt Hiện (1722 – 1788); đời thứ ba là Hòa Thượng Trí Huệ (1789 – 1811). Đời thứ tư là Hòa Thượng Thoại Lâm (1811 – 1832); thứ năm là Hòa Thượng Huệ Thắng (1832 – 1854); thứ 6 là Hòa Thượng Liễu Kim (1854 – 1869); thứ bảy là Hòa Thượng Trí Hoàng (1869 – 1880); thứ tám là Hòa Thượng Chánh Hậu (1880 – 1897); thứ chín là Hòa Thượng Chí Thành (1897 – 1923); thứ mười Giáo Thọ Chơn Huệ (1923 – 1935); và thứ mười một là Hòa Thượng Thành Đạo (1935 – 1951).

Năm 1951, chùa Sắc Tứ Linh Thứu trở thành chùa Ni, từ đó chùa được 3 Ni trưởng thay nhau trụ trì. Đầu tiên là Ni trưởng Như Nghĩa, tiếp theo là Ni trưởng Thông Huệ (Hai Ni trưởng đã viên tịch và được thờ ở hậu tổ). Viện chủ trì Ni trưởng Như Chơn đến 1994 vì tuổi già sức yếu, nên Ni sư Thích Nữ Như Quang kế thừa trụ trì (đến 1996 thì viên tịch). Kế vị Ni sư Thích Nữ Như Quang từ năm 1996 đến nay là Ni Sư Thích Nữ Như Minh.

Kiến trúc chùa Sắc Tứ Linh Thứu có gì đặc biệt?

Khuôn viên bên trong chùa Sắc Tứ Linh Thứu cổ tự
Khuôn viên bên trong chùa Sắc Tứ Linh Thứu

Trong số tất cả ngôi chùa ở Tiền Giang, có thể nói chùa Sắc Tứ Linh Thứu là nơi có phong cách kiến trúc còn nguyên vẹn nhất. Nói đúng hơn, dù đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo do chiến tranh tàn phá nhưng chùa vẫn giữ nguyên nét kiến trúc truyền thống trang nghiêm cổ kính như ngày nào.

Đến tham quan, chiêm ngưỡng phong cách kiến trúc chùa từ ngoài vào trong. Ngôi chùa tạo điểm nhấn khi hiện lên những dấu ấn rõ nét về văn hóa, kiến trúc và ý nghĩa Phật pháp trên các hạng mục, công trình.

Đầu tiên là cổng tam quan, một hạng mục được xây dựng kiên cố nguy nga với nhiều nét phù điêu, hoa văn đắp nổi theo phong cách trang trí hoàng tộc. Các hình tượng rồng phụng này được các nghệ nhân thể hiện vừa uyển chuyển vừa dũng mãnh. Trước cổng chính là hình ảnh 2 voi thân tạc bằng đá; hai cây cột chính in hai câu liễn được viết bằng chữ nho: “Linh cảnh an nhàn Hoàng đế sắc phong thiên cổ tại; Thứ sơn tịnh lạc cao tăng trí phước vạn niên tồn”.

Từ tam quan đi vào là khuôn viên chùa có diện tích rộng, thoáng mát với nhiều hạng mục nhỏ thờ nhiều vị bồ tát, phật đà. Nổi bật trong số này là cột phước cao được xây dựng theo tứ linh “Long – Lân – Quy – Phụng” và tuyệt phẩm nói về lịch sử cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni do ni sư trụ trì Thích Nữ Như Minh sáng tạo và xây dựng trong 2 năm (2011 – 2012). Điểm đặt biệt của tuyệt phẩm này là được xây dựng hoàn toàn bằng những phiến đá to lớn (mua từ Phú Yên) với các đường nét đục đẽo hết sức công phu.

Xong cùng với những hạng mục nhỏ, cái làm nên điểm nhấn trong kiến trúc, nghệ thuật chùa là ngôi chính điện.

Quan sát tổng thể từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong. Chính điện chùa Sắc Tứ Linh Thứu nổi bật với những bức tượng Phật cổ cao lớn các hoành phi, câu đối, bao lam được tạo tác hết sức công phu, tinh xảo. Đặc biệt, toàn bộ không gian chính điện được chống đỡ bởi 48 cây cột làm từ gỗ quý cỡ một vòng tay trẻ em có tuổi đời hơn 200 năm tuổi. Trong 48 cây cột này, hai cây cột phía gian chính ngay trước bệ thờ Phật Thích Ca Mâu Ni còn lưu giữ đôi câu đối nhắc lại chuyện xưa..

Sắc ngự định: “Long Tuyền, thịnh hỹ đạo tràng thuận cảnh hoằng khai thanh tịnh cảnh”.

Tứ phê tướng: “Linh Thứu phú tại Phật Pháp bình tâm phát nguyện diệu huyền tâm”.

Trong không gian chính điện chùa Sắc Tứ Linh Thứu, việc bài trí các tượng thờ không quá phức tạp mà vô cùng đơn giản. Nhìn sơ qua, chính điện chỉ được bài trí các tượng như: Phật như đức Di Đà, đức Thích Ca và đức Di Lặc cùng các vị Bồ tát. Tuy nhiên, điều làm cho người ta thích thú khi vào thăm chính điện là chiếc đại hồng chung khi xưa đã cứu mạng vua Gia Long ngày nào vẫn còn.

Song cùng với không gian trí trí bên trong, cái làm nên điểm nhấn trong phong cách kiến trúc nghệ thuật chùa Sắc Tứ Linh Thứu chính là ngoại thất bên ngoài. Cụ thể, mái chùa được lợp ngói âm dương màu đỏ cổ kính; chính giữa trên đỉnh chùa là hình tượng hoa văn “lưỡng long chầu bánh xe” uy nghi; bốn đầu mái chùa hiện hữu rõ nét lối kiến trúc truyền thống theo kiểu hoa văn thế kỷ XIX.

Sau chính điện là hậu điện (hay còn gọi là nhà Hậu Tổ), hạng mục này được xây dựng theo kiểu cách kiến trúc Roman Pháp kết hợp với nét trạm trổ tinh xảo. Cũng như chính điện, hậu điện được các nghệ nhân xây dựng bằng 30 cây cột gỗ quý hiếm. Cùng với đó là nhiều câu đối, hoành phi, bao lam được trạm trổ tinh xảo, bắt mắt.

Trải qua 300 năm mưa nắng, hầu hết các công trình, hạng mục trong chùa Sắc Tứ Linh Thứu vẫn còn giữ nguyên nét đẹp cổ kính, lộng lẫy của ngô chùa của vua như ngày nào. Vẻ đẹp này được ngơi qua hai câu thơ: “Long Tuyền địa chiếu thiên thu nguyệt, Linh Thứu thiên khai vạn vổ vân”.

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Sắc Tứ Linh Thứu Tiền Giang

Bản đồ đường đi chùa Sắc Tứ Linh Thứu
Bản đồ đường đi chùa Sắc Tứ Linh Thứu

Vì là điểm đến có vị trí nằm khá gần trung tâm huyện Châu Thành và thành phố Mỹ Tho nên việc di chuyển đến đây tương đối dễ dàng. Bạn có thể đi taxi, ôtô hoặc xe máy để đến đây. Nếu đi tự di chuyển, bạn có thể tham khảo cung đường sau:

Bắt đầu xuất phát từ trung tâm thành phố Mỹ Tho (vòng xoay đường Ấp Bắc giao đường Nguyễn Quân), bạn đi đường Ấp Bắc đến vòng xoay QL1A đi QL1A về huyện Châu Thành.

Đến ngã tư Đồng Tâm, bạn rẽ trái đi đường tỉnh lộ DT870 đến ngã ba đường Ấp Chợ (qua trạm y tế xã Phước Thạnh), bạn rẽ trái là đến chùa Sắc Tứ Linh Thứu.

Chùa Sắc Tứ Linh Thứu cổ tự và câu chuyện về vua Gia Long
5 (100%) 1 vote[s]

Đâu đó tôi đã từng nghe một câu nói vô cùng nổi tiếng của một nhà viết tiểu luận, một nhà thơ, một nhà triết gia người Mỹ khi ông nói về những chuyến đi: ”Đừng quá nhút nhát và đắn đo trong hành động. Cuộc sống là thử nghiệm”.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here