Bạc Liêu, vùng đất gắn liền với mệnh danh là “Xứ hoài cổ” từ lâu đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những chuyến du hành miền sông nước. Một vùng đất đẹp với phong cảnh bình yên, không xô bồ, lại thêm những món ăn ngon làm người khác nhớ mãi. Một vùng đất của nhiều giai thoại từng làm người khác bán tín, bán nghi không biết thực hư như thế nào. Một vùng đất mà trong đời nhất định phải đến một lần trong đời để tận mắt nhìn thấy và cảm nhận bao điều lý thú. Vậy, du lịch Bạc Liêu nên đi đâu, làm gì, chơi gì, chơi ở đâu? Hãy cùng Godidigo.com khám phá Bạc Liêu qua 11 điểm đến hấp dẫn dưới đây.
Xem thêm: Chùm tour miền Tây 2020
Nội dung bài viết
Top 11 địa điểm du lịch Bạc Liêu không đi thấy tiếc
#1 Nhà công tử Bạc Liêu
Trong số các điểm đến hấp dẫn được nhiều người biết đến thì có lẽ, nhà công tử Bạc Liêu là nơi được mong chờ nhất trong chuyến du lịch tại Bạc Liêu. Vốn dĩ như vậy là vì nơi đây gắn liền với dòng họ Trần Trinh nổi tiếng khắp xứ Nam Kỳ (thời Pháp thuộc) về độ giàu có cũng như danh tiếng ăn chơi, sài tiền không chút xót của một vị công tử.
Nói đến điều này thì có lẽ ai cũng biết, đó chính là vua muối Bạc Liêu Trần Trinh Trạch (hay còn gọi là ông hội đồng Trạch) – một người làm vạn người kính nể, khâm phục với huyền tích “cậu bé chăn trâu bần cố nông trở thành đại điền chủ giàu nhất đất Nam Kỳ và được xếp vào tứ đại phú hộ là “Nhất Sĩ – nhì Phương – tam Xường – tứ Trạch”, và con trai ông là Trần Trinh Huy – người được mệnh danh là “tay ăn chơi bậc nhất Sài Gòn”, “Hắc công tử”, đặc biệt là danh hiệu “công tử Bạc Liêu”.
Trải qua khoảng thời gian gần 100 năm, ngày nay những danh hiệu này chỉ còn được lưu miệng hay ghi trong sách, báo, loa, đài. Thế nhưng, những gì diễn ra trong quá khứ vẫn làm người ta trầm trồ khi nghe lại. Và càng trầm trồ hơn ngôi nhà khi xưa vẫn còn đầy đủ những vật dụng vô cùng giá trị mà có vàng chưa chắc đã mua được. Đó là lý do vì sao mà danh tiếng công tử Bạc Liêu vẫn lưu tiếng gần 100 năm nay, khiến ai cũng một lần được ghé đến để thỏa trí tò mò.
Thông tin tham quan nhà công tử Bạc Liêu
- Địa chỉ: khu dinh thự “Công tử Bạc Liêu” số 13 đường Điện Biên Phủ – phường 3 – thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu.
- Thời gian: 7h30 – 17h30 hàng ngày.
- Giá vé: 15,000 vnđ/ người.
#2 Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng chừng 2,5km và nhà công tử Bạc Liêu khoảng chừng 2km về hướng Đông. Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu (tên gọi đầy đủ là Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu) là nơi ghi dấu cuộc đời và sự nghiệp của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu – tác giả của bài “Dạ Cổ Hoài Lang” mà tiền tiền thân là bài “Vọng Cổ”, đồng thời là nơi lưu giữ, bảo tồn giá trị nghệ thuật truyền thống “Đờn ca tài tử Nam Bộ” – di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại được UNESCO công nhận vào tháng 12 năm 2013.
Theo thông tin cung cấp từ Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Bạc Liêu, khu lưu niệm trước đây là khu mộ của gia đình nhạc sĩ có diện tích rộng gần 3 hecta gồm bốn ngôi mộ là cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và vợ là Trần Thị Trấn; sông thân cố nhạc sĩ là ông Nguyễn Giỏi và bà Võ Thị Tài.
Đến năm 2009, nhân kỷ niệm 90 năm ngày ra đời bản “Dạ cổ hoài lang” do chính tay nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác (15 tháng 8 âm lịch năm Kỷ Sửu, nhằm ngày 29 tháng 9 năm 2009); Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã chính thức công nhận Di tích văn hóa – lịch sử một Cao Văn Lầu (công nhận năm 2008) thành khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, và đặc biệt là Ủy ban nhân dân tỉnh đã đầu tư 71,799 tỷ đồng để mở rộng, xây dựng khu lưu niệm thành một điểm “son” của du lịch Bạc Liêu để chào đón du khách phương xa đến tham quan, tìm hiểu.
Thông tin tham quan khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu
- Địa chỉ: khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu – đường Ninh Bình – phường 2 – thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu.
- Thời gian: từ 7h30 – 17h30 hàng ngày.
- Giá vé: Người lớn: 15,000 vnđ/ người; Trẻ em: 10,000 vnđ/ người.
#3 Vườn nhãn cổ Bạc Liêu
Từ trung tâm thành phố Bạc Liêu đi theo hướng đường 31 (TL31) đến chùa Xiêm Cán và cánh đồng quạt điện, tại địa bàn hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông là một vườn nhãn cổ nổi tiếng khắp đồng bằng sông Cửu Long khi đã có thâm niên hơn 100 năm tuổi, nhưng hàng nằm vẫn cho ra trái sum suê mà không thấy có dấu hiệu già nua, úa tàn.
Theo người dân nơi đây cho biết thì tổng diện tích vườn nhãn khoảng gần 110ha. Vườn nhãn ngày ấy được trồng bởi ông Trương Hưng mang 2 giống nhãn Su-bíc và Tu-huýt từ Trung Quốc sang trồng trên đất giồng cát Bạc Liêu. Giống Su-bíc cho trái to, vỏ mỏng, cơm dày, rất thơm và ngọt. Còn giống Tu-huýt trái nhỏ, hạt nhỏ, nhưng cơm dày, vị ngọt. Cả 2 giống nhãn đều thích nghi và phát triển rất tốt trên đất giồng cát, nhất là giống Su-bíc được nhiều người ưa chuộng. Thế là nhiều người nhân rộng diện tích nhãn Su-bíc, hễ cứ chỗ nào trên hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông có đất giồng cát là chỗ đó trồng nhãn Su-bíc.
Thông tin tham quan vườn nhãn cổ Bạc Liêu
- Địa chỉ: Vườn nhãn cổ Bạc Liêu – xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông – thành phố Bạc Liêu.
- Thời gian: 7h30 – 17h30.
- Giá vé: đang cập nhật.
#4 Chùa Xiêm Cán
Nằm trong hệ thống chùa Khmer Nam Bộ thuộc hệ phái Nam Tông đại thừa của đồng bào dân tộc Khmer miền Tây, có thể nói, chùa Xiêm Cán là ngôi chùa có quy mô lẫn phong kiến trúc mà ít ngôi chùa Khmer Nam Tông nào ở Việt Nam có thể sánh lại.
Ngôi chùa được khởi công xây dựng mùng 7 tháng 5 dương lịch năm 1887 trên diện tích khoảng 4,5 ha. Người có công xây dựng là ông Nên (63 tuổi) và vợ là bà Nghét (54 tuổi), một gia đình giàu có nhất trong Phum (xóm, làng) lúc bấy giờ. Cùng xây dựng còn có 30 hộ gia đình khác hàng ngày khai phá rừng để lấy cây và đất để xây cất chùa.
Theo bia ghi chép trước chính điện thì ban đầu ngôi chùa có Prét Chru. Prét có nghĩa là “sông”, còn Chru có nghĩa là “sâu”, ghép lại là “sông sâu”. Thời gian sau, có một bộ phận người Hoa người gốc Triều Châu (Trung Quốc) đến định cư, do tên gọi ngôi chùa theo tiếng Khmer khó đọc nên họ đã dịch từ Prét Chru sang Xiêm Cán. Ý nghĩa của từ Xiêm Cán này là “giáp nước”, một ngôi chùa ngự trên một vùng đất ngay bên cạnh bãi bồi ven biển.
Trải qua khoảng thời gian hơn 130 năm mưa nắng, chùa ngày nay là nơi sinh hoạt tôn giáo, văn hóa của bà con trong khu. Đặc biệt, chùa là nơi tổ chức nhiều lễ hội lớn của cộng đồng dân tộc Khmer sinh sống ở Bạc Liêu, và là nơi bảo tồn, giữ gìn văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer nơi đây.
Thông tin tham quan chùa Xiêm Cán
- Địa chỉ: chùa Xiêm Cán – ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Thạnh Đông, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
- Thời gian: 7h00 – 17h30 hàng ngày.
- Giá vé: miễn phí.
#5 Cánh đồng quạt điện
Một trong những nơi mà hầu như bữa nào cũng đông đúc khách trong tỉnh và ngoài tỉnh tìm đến check in sau khi tham quan vườn nhãn cổ 100 năm tuổi chính là cánh đồng quạt điện. Một nơi mà năm 2014 chỉ có dân ở các xã lân cận như Hiệp Thành hay Vĩnh Trạch Đông biết đến, nhưng sang năm 2015, chỉ với vài tấm hình đăng đăng tải trên mạng xã hội đã trở thành điểm tham quan, chụp ảnh số 1 Bạc Liêu.
Có một điều mà ít ai biết đến về cánh quạt điện này do truyền thông ít đưa tin, rằng đây là nhà máy sản xuất điện gió nổi tiếng bậc nhất Việt Nam, được xây dựng từ năm 2010. Tận dụng sức gió từ biển thổi vào đất liền, hơn vài chục cây quạt khổng lồ đã được lắp đặt, xây dựng. Cũng từ việc này mà đã vô tình tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp thu hút hàng trăm người tò mò, tìm đến.
Thông tin tham quan cánh đồng quạt điện
- Địa chỉ: Cánh đồng quạt điện (khu điện gió Bạc Liêu) – xã Vĩnh Trạch Đông – thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu.
- Thời gian: 7h30 – 17h30.
- Giá vé: 20,000 vnđ/ người.
#6 Khu du lịch biển nhà mát Bạc Liêu
Là khu du lịch được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long công nhận là Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL vào năm 2014.Với tổng diện tích xây dựng hơn 21ha, gồm 3 khu riêng biệt là khu trung tâm thương mại và khách sạn; khu du lịch – dịch vụ; khu công viên và dịch vụ công cộng, sẵn sàng đón tiếp, đáp ứng một lượng lớn du khách đến trải nghiệm những hoạt động thú vị. Khu du lịch biển Nhà Mát xứng đáng trở thành là khu vui chơi, nghỉ dưỡng, hàng đầu ở miền Tây Nam Bộ.
Thông tin tham quan khu du lịch biển nhà mát Bạc Liêu
- Địa chỉ: Khu du lịch biển nhà mát Bạc Liêu– đường Nhà Mát – phường Nhà Mát – thành phố Bạc Liêu.
- Thời gian: 7h00 – 17h30.
- Giá vé: 30,000 vnđ/ người
#7 Quán âm Phật Đài
Tọa lạc trên đường Đê Biển của phường Nhà Mát, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng chừng 8km. Quán Âm Phật Đài một công trình văn hóa tâm linh nổi bật của tỉnh Bạc Liêu, với điểm nhấn là pho tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cao 11 mét, đứng uy nghi giữa một không gian thoáng đãng hướng nhìn ra Biển Đông.
Theo ghi chép, nguyên thủy của ngôi chùa là một căn nhà đơn sơ lợp bằng lá, nằm ven biển với nhiều đầm lầy, cây sậy, mắm, đước,… Năm 1973, Hòa thượng Thích Trí Đức đứng ra chủ trì việc xây tượng Quán Thế Âm lộ thiên (cao 11m, không kể phần bệ tượng), và hoàn thành vào đầu năm 1975. Đến năm 2004 thì chính quyền tỉnh Bạc Liêu đã cấp phép cho mở rộng và san lấp khu đất nơi chùa tọa lạc để xây dựng một số hạng mục như: Cổng tam quan, chính điện, nhà khách, nhà chư tăng, Điện Thiên Thủ, Điện Địa Tạng, … để phục vụ nhu cầu tham quan cũng như hành hương của du khách thập phương.
Hằng năm, vào các ngày 22, 23 và 24 tháng 3 âm lịch, chùa tổ chức lễ hội Quán Âm Nam Hải thu hút hàng nghìn người tham gia. Cùng với lễ hội vía Bà, chùa còn tổ chức các ngày lễ khác, như: ba ngày lễ vía Quán Thế Âm: 19 tháng 2 âm lịch (giáng sanh), 19 tháng 6 âm lịch (thành đạo), 19 tháng 9 âm lịch (xuất gia), lễ Rằm tháng Giêng, lễ Vu Lan, v.v..
Thông tin tham quan chùa Quán âm Phật đà
- Địa chỉ: đường Đê Biển – phường Nhà Mát – thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu.
- Thời gian: 7h30 – 21h00.
- Giá vé: miễn phí.
#8 Vườn chim Bạc Liêu
Từ trung tâm thành phố hướng hướng cầu Kim Sơn (hay còn gọi là Câu Quay) đi theo đường nhạc sĩ Cao Văn Lầu, qua dòng kênh 30 tháng 4 tại địa phận xã Hiệp Thành thuộc thị Xã Bạc Liêu. Vườn Chim Bạc Liêu (Khu bảo tồn thiên nhiên chim Bạc Liêu), là một phần còn sót lại của thảm rừng ngập mặn ven biển, do sự bồi tụ tự nhiên đã ngày càng xa dần biển Đông.
Tại đây, trên diện tích được rộng khoảng 385ha (bao gồm 19ha rừng nguyên sinh),có 46 loài chim, trong đó có những loài như giang sen, cốc đế nhỏ… được ghi vào sách đỏ, 150 loài động vật với 58 loài cá, 7 loài ếch nhái, 10 loài có vú, 8 loài bò sát và một số động vật khác hợp cùng 109 loài thực vật thuộc 90 chi của 46 họ, tạo thành một quần thể động, thực vật phong phú thể hiện cao tính đa dạng sinh học.
Song cùng với hệ động vật ,còn có 181 loài hệ thực vật với đặc trưng của rừng tự nhiên với các loài cây chà là, cóc, tra, giá, mắm… đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sinh thái, nghiên cứu học tập, đồng thời là nơi tham quan, nghỉ dưỡng thiên nhiên lý tưởng vào những ngày cuối tuần.
Thông tin tham quan vườn chim Bạc Liêu
- Địa điểm: Vườn chim Bạc Liêu – xã Hiệp Thành – thị xã Bạc Liêu – thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu.
- Thời gian: 7h30 – 18h30 hàng ngày.
- Giá vé: đang cập nhật.
#9 Chùa Ghôsitaram
Cùng với chùa Xiêm Cán, chùa Ghôsitaram là ngôi chùa thứ hai ở Bạc Liêu ghi tên mình trong danh sách những ngôi chùa Khmer Nam Bộ có phong cách, kiến trúc nghệ thuật Angkor Khmer đẹp nhất Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.
Theo ghi chép trong thư tịch cổ còn được lưu giữ tại chùa, thì chùa được khởi công xây dựng vào năm 1860 với nguyên vật liệu chính là đá, gỗ và đất sét. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên đến năm 1872, chùa mới làm lễ khánh thành.
Trải qua khoảng thời gian gần 150 năm với thời gian, ngôi chùa bị xuống cấp trầm trọng, khả năng không còn ứng biến với bão tố. Do đó, ban trụ trì đã kêu gọi quyên góp của bà con và tiến hành trùng tu, xây dựng vào năm 2001. Quá trình xây dựng kéo dài hơn 9 năm. Năm 2010 trên nền đất có diện tích hơn 400m2, cao khoảng 40m với nhiều nét chạm trổ, điêu khắc, đắp nổi tranh tượng phù điêu, hoa văn với những họa tiết mang giá trị nghệ thuật cao.
Thông tin tham quan chùa Ghôsitaram
- Địa chỉ: xã Hưng Hội – huyện Vĩnh Lợi – tỉnh Bạc Liêu.
- Thời gian: 7h30 – 20h30 hàng ngày,
- Giá vé: miễn phí.
#10 Chùa Giác Hoa
Chùa Hoa Giác (dân trong vùng hay gọi là chùa Hai Ngó), là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Bạc Liêu vào những năm cuối thế kỷ XIX khi có sự kết hợp giữa phương Đông và phương Tây.
Vốn dĩ chùa có tên gọi là chùa Hai Ngói là vì được Bà Huỳnh Thị Ngó (cô Hai Ngó – sinh ra trong một gia đình điền chủ giàu có tiếng ở Bạc Liêu vào cuối thế kỷ XIX) quyên góp tiền xây dựng từ năm 1919. Sau khi xây dựng chùa xong, cô Hai Ngó luôn tham gia và thực hiện các công việc lợi ích xã hội như dạy học, giúp đỡ người nghèo… và thường xuyên mở các khóa Phật học, đặc biệt là mở lớp “an cư kiết hạ” đầu tiên cho hàng trăm tăng ni đến học miễn phí.
Bên cạnh những điều này, điểm nhấn tạo nên danh tiếng cho chùa là tổng thể các công trình kiến trúc lớn nhỏ, được bố trí chặt chẽ, cân đối, hài hòa với thiên nhiên, rất lý tưởng để thư giãn vào những ngày cuối tuần hay những dịp hành hương quan trọng như: lễ Phật đản, rằm, mùng 1, tết, ..
Hiện nay, ngôi chùa còn có Trường trung cấp Phật học của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu quản lý, đào tạo các ni cô.
Thông tin tham quan chùa Hoa Giác
- Địa điểm: chùa Hoa Giác – ấp Xóm Lớn – xã Châu Thới – huyện Vĩnh Lợi – tỉnh Bạc Liêu.
- Thời gian: 7h30 – 21h00 hàng ngày.
- Giá vé: miễn phí.
#11 Nhà thờ Tắc Sậy
Cùng với các điểm du lịch nổi tiếng như nhà công tử Bạc Liêu, khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, chùa Xiêm Cán và khu du lịch biển Nhà Mát. Thì nhà thờ Tắc Sậy là được xem là nơi đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển của du lịch tỉnh Bạc Liêu khi trở thành một trong ba nơi hành hương quan trọng tại Việt Nam.
Điểm nhấn của nhà thờ Tắc Sậy này là lối phong cách, kiến trúc độc đáo vừa kết hợp lố cổ điển, vừa hiện đại nhưng không giống với bất kỳ kiến trúc, nghệ thuật của một nhà thờ nào. Đặc biệt, nơi đây gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Linh Mục Trương Bửu Diệp – (tên đầy đủ là Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, sinh 1 tháng 1 năm 1897 – 12 tháng 3 năm 1946, hay còn gọi là Cha Diệp). Chính từ điều này mà nhà thờ trở thành nơi để các tín đồ hành hương, cầu nguyện, làm lễ vào những dịp quan trọng.
Thông tin tham quan nhà thờ Tắc Sậy
- Địa chỉ: Nhà thờ Tắc Sậy – ấp 2 – xã Tân Phong – huyện Giá Rai – tỉnh Bạc Liêu.
- Thời gian: 5h30 – 21h00.
- Giá vé: miễn phí.