Một trong những nơi đang lưu giữ bộ xương cá voi lớn nhất Đông Nam Á chính là Dinh Vạn Thủy Tú (hay còn gọi là Đình Vạn Thủy Tú). Một công trình kiến trúc cổ được ngư dân vùng biển Phan Thiết xây dựng để thờ cúng các vị thần biển theo tín ngưỡng dân gian. Một địa điểm du lịch hấp dẫn mà bất kỳ ai khi đến Bình Thuận phải nhất định ghé đến một lần.
Dinh Vạn Thủy Tú và những điều hấp dẫn nên biết
Dinh Vạn Thủy Tú hiện tọa lạc tại số 54 đường Đức Ông, phường Đức Thắng, cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng chừng 15km.
Theo ghi chép trong tài liệu còn được lưu giữ tại Đình, thì Đình được ngư dân Phan Thiết xây dựng vào năm Nhâm Ngọ (tức năm 1762) để thờ cúng Cá Ông (hay còn gọi là Cá Voi), Thủy Long Thánh phi Nương nương Tôn thần (nữ thần nước) và các bậc tiền hiền có công với làng xã.
Nói một chút về những vị thần được ngư dân vùng biển phường Đức Thắng thờ phụng trong Dinh Vạn Thủy Tú thì tất cả đều nằm trong hệ thống tín ngưỡng, thờ phụng tâm linh dân gian của các làng biển tại Phan Thiết nói riêng và dải đất Duyên hải miền Trung nói chung. Hệ thống tín ngưỡng này được phân chia thành hai hệ thống thờ phụng: Một là hệ thống thờ các vị thần hữu hình và hai là hệ thống các vị thần vô hình.
Cụ thể trong hai hệ thống này, các vị thần hữu hình có nguồn gốc xuất phát từ những loài cá lớn mà ngư dân thường thấy khi bám biển. Tùy theo bản tính mà mỗi loài cá có tính khí khác nhau. Tuy nhiên, đa phần các loài cá được ngư dân tôn sùng và thờ bái thường là những loài rất hay giúp đỡ khi ngư dân gặp nạn. Ví dụ, …
- Cá Ông, tức loài cá voi, ngư dân gọi là Ông Nam Hải và được phong là Nam Hải Long Vương. Về sau vua Gia Long sắc phong là Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân thượng đẳng thần.
- Rái cá, tức loài Rái biển có hình dạng như loài Rái sông nước nhưng to hơn. Một sát thủ săn mồi với độ thông minh thuyết phục. Rái cá được ngư dân phong là Lang Lại Nhị Đại Tướng Quân.
- Cá Nược, được gọi là Ông Nược, loài rắn biển lớn, ngư dân thường gọi là Bà Tím hay Công Chúa Thủy Tề và được phong là Đệ Bát Thánh Phi Nương.
- Ông Hèo được phong là Mộc Trù Thần xà, riêng loài đèn có mồng lớn và nhiều màu sắc thì được gọi là Cô Hồng, được phong là Bát Bửu Công chúa.
- Đẻn biển, loài rắn đèn ở biển rất độc, dân gian thường gọi là Bà Lạch.
Trong số tất cả các vị Thần đó thì cá Ông, được ngư dân các vùng biển, nhất là ngư dân vùng biển miền Trung đặc biệt coi trọng, sùng bái. Cốt lõi của việc này chính là những truyền thuyết gắn liền với những câu chuyện cứu người khi ngư dân gặp nạn.
>>> Đọc thêm: Tour du lịch Kê Gà – Phan Thiết – Mũi Né 2 ngày 1 đêm
Bên cạnh những vị thần hữu hình có thật trong đời sống. Ngư dân còn tôn sùng những vị thần vô hình được hình thành trong trí tưởng tượng. Cụ thể, …
- Rồng biển, được phong là Ngũ vị Long Vương.
- Hà Bá, Lệnh Bá Nhất, Đồng Đình Thủy Tộc, theo quan niệm dân là các tướng của Long Vương.
- Bà Chúa Xứ (vị Thần cai quản một vùng biển).
- Bà Chúa Đảo (vị thần cai quản các đảo ngoài khơi).
Khám phá Dinh Vạn Thủy Tú Phan Thiết
Được biết đến là ngôi đình cổ có thâm niên hơn 250 năm xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam. Đến nay, Dinh Vạn Thủy Tú đã, đang và lưu hơn 600 bộ hài cốt cá ông, cùng hơn 20 đạo bộ sắc phong của triều đình Nguyễn và nhiều văn bản tiếng Hán – Nôm có giá trị cao.
Bằng những điều này, khi đến tham quan Dinh Vạn Thủy Tú, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một công trình theo chuẩn kiến trúc cổ xưa Việt Nam. Được tận mắt ngắm nhìn hàng trăm bộ hài cốt được người dân gom nhặt qua các thời điểm khác nhau. Đặc biệt là được xem 24 bộ sắc phong của các vị hoàng đế triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Cụ thể, Dinh Vạn Thủy Tú được thiết kế xây dựng theo kiểu chữ Tam – lối kiến trúc thuần tuý của văn hóa Việt mà nơi thể hiện rõ nhất chính là các ngôi đình ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Và đây cũng chính là lý do vì sao mà Vạn Thủy Tú nhìn từ bên ngoài vào thì giống như một Dinh thự, còn khi vào bên trong thì giống hoàn toàn như một ngôi Đình. Do đó mà Vạn Thủy Tú được kêu với hai tên gọi, Dinh Vạn Thủy Tú và Đình Vạn Thủy Tú.
Đó là những điều chung, còn khi vào bên trong không gian Dinh Vạn Thủy Tú thì mọi thứ được bài trí khá đơn giản, nhất là các hương án thờ các vị thần.
Đầu tiên là khám chính giữa dinh, đây là nơi thờ Nam Hải Cự tộc Ngọc lân Tôn thần (tức ông Nam Hải). Khám tả thờ Hy hoàng Thái hiệu Tiên sư Tôn thần (ông tổ nghề nông ngư nghiệp) và các bậc tiền hiền. Khám hữu thờ Thủy long Thánh phi Nương nương Tôn thần (nữ thần nước) và các vị thần, chúa đảo khác, … Xen lẫn các hương án thờ các vị thần còn là những hiện vật liên quan và gắn liền với nghề biển.
>>> Đọc thêm: Tour du lịch Phan Thiết – Mũi Né – Tà Cú 2 ngày 1 đêm
Qua gian chính điện có các hương án là khu vực trưng bày nhiều hiện vật trong tủ kính. Nổi bật trong đó là tủ cất giữ 24 đạo sắc phong của các đời vua: Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định. Riêng vua Thiệu Trị ban tặng 10 sắc Thần, đây là điều hiếm thấy so với các di tích khác.
Tiếp tục tham quan các khu vực trong Dinh Vạn Thủy Tú còn có một vùng đất rộng gọi là Ngọc Lân Thánh địa. Vùng đất này chính là nơi để mai táng cá Ông mỗi khi Ông lụy và dạt từ biển vào.
Nói thêm một chút về việc thờ tự cá Ông khi trôi dạt vào bờ biển. Thì đây là một phong tục trong tín ngưỡng dân gian vùng biển. Theo tín ngưỡng, nếu như ngư dân nào trông thấy “Ông” lụy đầu tiên thì được làm “con trưởng” của “ngài”, và người này có nhiệm vụ lo làm đám tang chu đáo, để tang sau ba năm mới mãn tang.
Song cùng với những điều trên, một điều cuốn hút mà ai cũng tò mò về Dinh Vạn Thủy Tú là nơi đây hiện đang lưu giữ và thờ phụng một bộ xương cá Ông (cá Voi) dài và lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á. Bộ xương này có chiều dài và trọng lượng lúc Ông còn sống khoảng 22m, 65 tấn, được bảo quản hầu như không mất một phần xương nào. Bộ xương có niên đại đã hơn 100 năm.
Thông tin tham quan Dinh Vạn Thủy Tú Phan Thiết
- Địa chỉ: 54 Đức Ông – phường Đức Thắng – thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận.
- Thời gian: 7h00 – 17h30 hàng ngày.
- Giá vé: miễn phí.
- Giá vé gửi xe máy và xe ôtô gần khu vực Dinh: 5,000 vnđ/chiếc, 10,000 – 30,000 vnđ/ chiếc.
- Di chuyển: Cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng gần 15km về hướng Đông Nam tại đường Đức Ông, phường Đức Thắng, mất hơn 20 phút di chuyển bằng xe ôtô và xe máy.
Tại vị trí này, theo hướng quốc lộ 1A từ Sài Gòn – Phan Thiết ngay vòng xoay Suối Cát, bạn đi theo đường Trần Quý Cáp – Trần Hưng Đạo đến ngã ba giao đường Hàn Thuyên, rẽ trái đi đường Hàn Thuyên. Tiếp tục di chuyển đến ngã tư giao đường Đức Ông, bạn đi đường Đức Ông đến số 54 (Dinh Vạn Thủy Tú).