Danh tiếng về “vua muối Bạc Liêu, đại điền chủ Trần Trinh Trạch” và con trai Trần Trinh Huy được dân gian sùng gọi với biệt hiệu“công tử Bạc Liêu” đã không còn xa lạ gì với nhiều người. Bởi lẽ, hai nhân vật này đã được sách báo và thơ ca gọi tên quá nhiều vì những câu chuyện để đời không bao giờ phai. Vậy đó là những câu chuyện nào? Hãy cùng Godidigo.com về Bạc Liêu tham quan nhà công tử Bạc Liêu để khám phá những bí mật đằng sau không ngờ đến.
Nội dung bài viết
- 1 Công tử Bạc Liêu – những câu chuyện chưa kể
- 1.1 Cậu bé chăn trâu và câu chuyện trở thành đại điền chủ giàu có nhất Nam Kỳ
- 1.2 Đái ra quần vì được bá hộ cho đi học trường Tây
- 1.3 Bần cố nông nhưng có tài thiên bẩm
- 1.4 Quá trình thâu tóm hàng nghìn hecta đất
- 1.5 Cha là người giàu có nhất Nam Kỳ, con là tay ăn chơi bậc nhất Sài Gòn
- 1.6 Trầm trồ trước những thú vui của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy
- 1.7 Đáng nể với tính hào hoa, đa tình
- 2 Nhà công tử Bạc Liêu – người xưa không còn nhưng danh tiếng vẫn còn
- 3 Thông tin tham quan nhà công tử Bạc Liêu: địa chỉ, thời gian, giá vé
Công tử Bạc Liêu – những câu chuyện chưa kể
Cậu bé chăn trâu và câu chuyện trở thành đại điền chủ giàu có nhất Nam Kỳ
Trước khi nói đến công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, đầu tiên phải nói đến cha ông, là ông Trần Trinh Trạch (1872 – 1942), một cậu bé chăn trâu bần cố nông, từ hai bàn tay trắng trở thành một đại điền chủ giàu có bật nhật Nam Kỳ lúc bây giờ.
Thuở ấy, những vùng đất gần sông, gần biển như Gò Công, Mỹ Tho, Rạch Giá, Hà Tiên được khai khẩn từ rất sớm, trước cả thời nhà Nguyễn. Riêng vùng đất Cà Mau, Bạc Liêu mãi đến khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta mới bắt đầu đưa dân đến khai khẩn.
Trong một lần chính quyền thực dân thực hiện chính sách đưa dân từ miệt Gò Công đến Bạc Liêu khai hoang tại đất Cái Dầy, cha mẹ ông Trần Trinh Trạch đã có mặt trong đoàn người này. Tuy nhiên vì đông con, hầu hết còn nhỏ, nên ba má ông Trạch không khai khẩn được nhiều ruộng. Lại thêm điều nghiệt ngã, năm ấy trong vùng xuất hiện dịch bệnh, con đứa nào cũng mắc bệnh, làm bao nhiêu ruộng đất ba má ông vừa khai khẩn được phải đi cầm cố để cứu chữa các con. Thế là từ đó ba má ông Trạch trở thành bần có nông, không mảnh đất cắm dùi.
Đái ra quần vì được bá hộ cho đi học trường Tây
Năm lên 6 tuổi, cậu bé Trạch đã phải đi ở đợ, chăn trâu thuê cho nhà ông bá hộ trong vùng. Ngày qua ngày, những chén cơm thừa, manh áo rách của con chủ thải ra là những thứ được xem như thù lao. Sau 2 năm chăn trâu, một việt tình cờ đã làm thay cuộc đời cậu bé Trạch khi chính quyền thực dân buộc các gia đình bá hộ ở Nam Kỳ phải cho con đi học trường Pháp trong kế hoạch “khai hóa” vùng đất chúng vừa chiếm đóng (năm 1881).
Chuyện là vào một buổi sáng, khi cậu bé vừa mở cửa chuồng trâu, tháo dây vàm, định dắt trâu ra đồng như mọi khi thì ông bá hộ ngăn lại nói: “Thôi khỏi, mày buộc trâu vô chuồng lại đi, rồi lên nhà trên ông dạy việc”. Cậu bé Trạch rụt rè làm theo, nghĩ rằng mình đã làm điều gì sai quấy nên chủ mới không cho giữ trâu, kêu lên la rầy hay bị đuổi cũng nên.
Cột trâu xong, cậu bước rỏn rẻn lên nhà trên, nơi sang trọng mà 2 năm qua chưa từng nghĩ đến sẽ được đứng ngó huống chi được vào. Cậu vừa vào, ổng bá hộ liền đưa ngay bộ quần áo mới và nói: “Đây là bộ quần áo may cho mày, đi thay đồ đi!”. Thấy bộ đồ trắng tinh như đồ của các con ông bá hộ mặc hằng ngày, cậu bé Trạch ngạc nhiên đứng chết trân. Ông bá hộ nói: “Từ nay mày khỏi chăn trâu, mà đi học thay cậu Hai!”.
Vừa nghe xong, cậu bé Trạch không chỉ đứng chết chân, mà đái ra quần lúc nào không hay. Từ nhỏ tới lớn cậu chỉ biết ở đợ, chăn trâu, một chữ bẻ đôi cũng không đọc được nói chi đến việc đi học. Cậu bé Trạch quỳ xuống lạy ông bá hộ, rồi vừa khóc, vừa nói: “Ông thương con cho con coi trâu, con không học được đâu ông ơi!”.
Thời ấy nhiều người giàu có ở Nam Kỳ tuy buộc phải hợp tác với chính quyền thực dân, nhưng rất ghét Pháp. Họ không muốn cho con đi học trường Pháp, mà ở nhà mời thầy đồ tới dạy học chữ Nho. Để đối phó với chính quyền, ông bá hộ ở Cái Dầy mới nghĩ ra chuyện bắt đứa nhỏ ở đợ, chăn trâu đi học thế. Dù sợ đến đái ra quần, nhưng cậu bé Trạch rồi cũng phải đến trường theo ý chủ.
Ngày hôm sau, cậu bé Trạch được gia nhân chở bằng ghe đi đến trường huyện cách đó mấy chục cây số để đi học, sau khi bị ông bá hộ dọa: “Mày học mà không xong, tao đuổi việc, chết đói đó con”.Cứ tưởng đi học ngày một, ngày hai rồi về, ai dè ông bá hộ bắt cậu bé Trạch học hoài rồi ở nội trú luôn ngoài trường huyện. Nhưng may thay, chỉ sau mấy ngày vừa học vừa run, cậu bé Trạch đã sớm thể hiện mình là đứa bé “sáng dạ”, học giỏi, được các thầy khen ngợi, ông bá hộ cũng lấy làm hài lòng.
Bần cố nông nhưng có tài thiên bẩm
Chỉ sau hai, ba năm đèn sách. Cậu bé Trạch đã biết nói tiếng Tây, học được nhiều thứ hay ho văn minh, tiến bộ. Chính từ điều này đã mở ra một trang mới cho cậu bé bần cố nông để hơn 10 năm sau đó, cậu đã trở thành một điền chủ giàu nhất Nam Kỳ mà điển hình là những dốc mốc cuộc đời của ông.
Tốt nghiệp tiểu học trường Tây với kết quả nổi trội Trần Trinh Trạch trở thành một trong số ít người giỏi cả chữ quốc ngữ và chữ Tây trong làng. Nhờ vậy mà ông được gọi ra làm thư ký làng. Từ công việc “biện làng”, thầy ký Trạch được rút lên làm thư ký trên quận, rồi rút lên tỉnh làm ở bộ phận thu thuế điền đất.
Hơn 1 năm sau, kể từ ngày làm thư ký trên tỉnh, vì tính siêng năng, cần cù, nhiệt tình nên ông Trần Trinh Trạch được ông Phan Văn Bì – một bá hộ giàu có, sở hữu hàng nghìn hecta đất. Ông Trạch được bá hộ Bì dàn xếp cho gặp đứa con gái thứ tư là Phan Thị Mùi (vợ ông sau này), hai người nên duyên, ông Trạch trở thành con rể của bá hộ Bì. Từ đó, ông Bì kêu ông Trạch nghỉ làm ở tỉnh vì lương không bao nhiêu mà còn mang tiếng làm cho Tây. Để giúp hai con làm ăn, ông Bì cho hai vợ chồng ông Trạch mấy sở đất canh tác. Chỉ sau mấy mùa trúng lúa, hai vợ chồng ông Trạch phất lên nhanh chóng.
Nhờ có hút chữ nghĩa, từng làm việc nhà nước, nay lại có chút vốn trong tay, ông Trần Trinh Trạch đăng ký đấu thầu và đã trúng thầu quản lý sở cầm đồ (Mont de Piété) của nhà nước. Thời ấy chính quyền thuộc địa không cho tư nhân mở tiệm cầm đồ, mà nhà nước giữ độc quyền, nhờ vậy mà một mình thầy ký Trạch nắm độc quyền hoạt động cầm đồ ở tỉnh Bạc Liêu.
Trúng thầu quản lý sở cầm đồ, từ kinh nghiệm và mối quan hệ quen biết trong những năm đi làm thầy ký cho Tây, ông Trạch lại trúng thầu quản lý hãng rượu Bình Tây, độc quyền phân phối rượu ở Bạc Liêu. Một sự kiện quan trọng đã làm cho vợ chồng ông Trạch giàu có, vượt ra ngoài phạm vi của một làng, một huyện.
Quá trình thâu tóm hàng nghìn hecta đất
Khi đã nắm trong tay hai quyền quản lý sở cầm đồ và quản lý hãng rượu Bình Tây. Ông Trần Trinh Trạch đã có những sáng kiến rất hay trong việc vay tiền Chà Sết-ty trên Sài Gòn về cho dân chúng ở Bạc Liêu vay lại để kiếm lời.Cụ thể, ông vay tiền của nhà nước ở Sài Gòn với lãi suất thấp, đem về Bạc Liêu cho tá điền vay lại “ba phân lời” lấy chênh lệch.
Trong khi vợ chồng ông Trạch ngày càng ăn nên làm ra, thì các đứa con còn lại của ông bá hộ Bì (anh chị em vợ của thầy ký Trạch) lại mê cờ bạc, rượu chè, lâm vào nợ nần, phải bán dần đất để ăn chơi tiếp. Họ không bán cho người ngoài, mỗi khi có chuyện cần tiền là họ chạy tới vợ chồng thầy ký Trạch. Cứ vậy, hàng ngàn hecta ruộng ông bá hộ Bì chia cho cả chục đứa con lần lượt vào tay của vợ chồng đứa con thứ tư.
Chưa dừng lại ở những gì đã có. Ông Trần Trinh Trạch tiếp tục thâu tóm thêm đất đai trong vùng, bằng cả mua bán sòng phẳng và ép buộc những người yếu thế. Cứ thế, ngày này qua tháng nọ, đất đai của gia đình Trần Trinh Trạch cứ nới rộng mãi và dần trở thành người sở hữu ruộng đất nhiều nhất ở Lục Tỉnh thời bấy giờ. Tiêu điểm là vào thập niên 1930 -1940, ông Trần Trinh Trạch đã sở hữu tổng cộng gần 200.000 hecta ruộng trồng lúa và làm muối ở Bạc Liêu và vùng lân cận.
Gia sàn ông Trần Trình Trạch ngày đó giàu đến nỗi mà nếu có ai đề nghị ông đem cơ ngơi của mình để đổi lấy vùng đất mà ngày nay là nước Singapore giàu có, chắc chắn ông sẽ lắc đầu từ chối. Bởi lẽ, diện tích đất mà ông Trạch sở hữu vào lúc cực thịnh rộng gấp 3 lần nước Singapore bây giờ.
Quá nhiều tiền, quá nhiều đất, ông Trần Trinh Trạch cho xây ngôi nhà đẹp nhất miền Tây lúc đó (giờ là khách sạn Công tử Bạc Liêu, thuộc Cty Du lịch Bạc Liêu), ít ai sánh lại. Đặc biệt, ngôi nhà do kỹ sư người Pháp thiết kế và hoàn toàn xây dựng bằng vật liệu nhập từ Pháp sang, các đồ trang trí bên trong ngôi nhà được nhập cảng từ Ý và Hoa Kỳ. Toàn bộ các đồ sứ, đồ gỗ lại được đưa từ Trung Hoa sang. Từ đó đến nay, gần một thế kỷ qua, căn nhà gần như vẫn giữ được những nét cơ bản của nó.
Cha là người giàu có nhất Nam Kỳ, con là tay ăn chơi bậc nhất Sài Gòn
Danh tiếng về dòng họ Trần Trinh sẽ được khép lại thời của ông Trần Trinh Trạch nếu như con trai thứ ba của ông là Trần Trinh Huy không làm những việc chấn động Nam Kỳ thời bấy giờ. Có thể nói rằng, ông Trần Trinh Trạch cả đời chí thú làm ăn, gia sản chất thành núi cũng chưa một lần dùng số tiền khủng để sử dụng vào việc không có mục đích chính đáng. Nhưng đến thời con ông, Trần Trinh Huy thì mọi thứ đã khác.
Trần Trinh Huy, tên thật là Trần Trinh Quy (do ông Trạch nói tên Quy không sang nên đổi thành tên Quy) sinh ngày 22 tháng 6 năm 1900, là con bà vợ đầu của ông Trần Trinh Trạch, tức bà Phan Thị Muồi.
Cùng với tên gọi Trần Trinh Huy, ông còn mang nhiều tên khác như Ba Huy, Hội đồng Ba (cách gọi của tá điền, sự thật thì Ba Huy không là thành viên trong hội đồng nào), Hắc công tử (do nước da ngăm đen và để phân biệt với Bạch công tử). Trong đó, biệt danh “Hắc công tử” này là cách để phân biệt với “Bạch công tử”, một người có thể gọi là sánh tầm ăn chơi với Trần Trinh Huy. Đó là Lê Công Phước, con trai thứ tư của Đốc phủ Lê Công Sủng người làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Và cũng chính hai biệt danh Hắc, Bạch công tử này đã tạo nên câu chuyện “đốt tiền Dương Đông soi tìm cái bông tai cho cô Bảy Phùng Há”.
Bà Phan Thị Muồi có ba người con là Trần Trinh Đinh, Trần Trinh Huy và Trần Trinh Khương. Trong ba người con thì Ba Huy có tố chất vượt bậc hơn nhưng lại rộ tính ăn chơi nên ông bà Trạch quyết định cho ba Huy sang Pháp du học thay vì lên Sài Gòn học trường Tây.
Mục đích cho ba Huy sang Pháp du học là thà để cho con bụng chữ còn tốt hơn mấy trăm mẫu đất. Nhưng thay vì học hỏi kiến thức khoa học như cha mẹ kỳ vọng, cậu Huy lại chỉ thích học những thú ăn chơi ở phương Tây như lái máy bay, lái xe, nhảy đầm, tango…
Sau 5 năm du học trở về với thành tích chưa tốt nghiệp trường Pháp nhưng cậu ba Huy đã thành thạo những kỹ năng kể trên. Ngày đón cậu ba Huy, ông Trạch lên hãng xe ở đường Nguyễn Huệ – Lê Lợi ở Sài Gòn sắm xe mới. Khi vào hãng xe, người Tây thấy một ông già nhà quê mặc áo bà ba, tay cầm quạt mo, đi giày hàm ếch nên họ tỏ vẻ khinh khỉnh.
Đáp trả lại điều đó, ông Hội đồng Trạch đã ra lệnh cho người đi cùng mình chọn chiếc xe tốt nhất, đắt nhất và cho ông ngồi thử vào để xem có êm không, chạy thích không. Khi hài lòng, ông mở mo cau ra đếm cả cọc tiền khiến những người bán xe mắt tròn, mắt dẹt. Mua xe xong, ông ra Bến nhà Rồng đón cậu con trai đi Tây trở về.
Trên đường về, ba Huy tự tay chạy chiếc xe đi với vận tốc 100km trên giờ khiến người ngồi trên xe ai cũng run. Cha mẹ gặng hỏi con về những bằng đại học cậu đã đạt được là bằng kỹ sư hay bằng luật sư. Cậu Ba cười khoái chí khoe ra các giấy tờ học lái máy bay, học lái xe, nhảy đầm, tango.
Trầm trồ trước những thú vui của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy
Về quê chưa được bao lâu, ba Huy đã làm nhiều người kinh ngạc với những thú vui của mình.
Chuyện kể, ông hội đồng Trạch giao cho Ba Huy trông coi việc điền sản. Thay vì Ba Huy chính thức ra đồng thì ông mướn ngây một người Pháp tên Henry giỏi quản lý về Bạc Liêu cai quản việc làm ăn của gia đình, còn ông thì tập trung vào các thú vui chơi khác.
Cái ngông của Ba Huy trong việc này là cho người quản lý được hưởng 10% trên tổng số lợi thu được hàng năm. Số tiền này rất hậu hĩnh mà ông Henri làm cho người khác, do đó mà Henri đã làm mướn cho Ba Huy suốt hàng chục năm, mãi đến tháng 4 năm 1975 mới về nước.
Tuy nhiên, có đôi lần Ba Huy cũng xuống thăm sở điền, coi tình hình sao. Ông không như người thường mà hay mặc veston đi xe hơi mà tiêu điểm là chiếc Ford Vedette, còn đi chơi ông có chiếc Peugeot thể thao, loại xe lúc đó cả miền Nam chỉ có hai chiếc, chiếc kia là của Vua Bảo Đại. Không chỉ siêu xe, mà Ba Huy còn sắm cả ca nô để lướt sóng trên các sông rạch miền Tây vốn chỉ toàn xuồng chèo tay. Kinh khủng hơn là sắm cả máy bay riêng.
Sự kiện sắm máy bay này gây chấn động dư luận khi một lần Ba Huy tự lái máy bay đi thăm điền sở ở tỉnh Rạch Giá. Không biết sao, Ba Huy hứng chí bay ra biển Hà Tiên hóng mát rồi lạc sang tận nước Xiêm và phải đáp khẩn cấp vì máy bay hết xăng. Ngay lập tức, Ba Huy bị Nhà nước Xiêm tạm giữ và phạt về tội xâm nhập lãnh thổ trái phép số tiền tương đương 200 ngàn giạ lúa.
Sự ngông nghênh trong cách ăn chơi này của Ba Huy có thể để người ta sánh ông với vua Bảo Đại vào thập niên 1930 – 1940, là hễ Vua Bảo Đại có thứ gì thì Ba Huy phải sắm cho bằng được thứ ấy.
Không những vậy, cái mà làm nên danh tiếng “Công tử Bạc Liêu” và Hắc Công Tử chính là cuộc chơi ngông với Bạch Công Tử Lê Công Phước, con trai thứ tư của Đốc phủ Lê Công Sủng người làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) trong việc “đốt tiền Dương Đông soi tìm cái bông tai và nấu trứng khi theo đuổi cô Bảy Phùng Há”. Không biết chuyện thực hư đó ra sao, nhưng sự này đã gắn liền với công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy trong gần 100 năm qua.
Thú chơi ngông của ông còn được nhiều người cho rằng, chính Ba Huy là người đầu tiên tổ chức hội chợ và hội thi “Hoa hậu miệt đồng” ở đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy rất giàu có và đầy quyền thế, nhưng Ba Huy được xem là người rất cởi mở, không cổ hủ, cực đoan như nhiều điền chủ khác và rất trọng lời hứa. Điều này thể hiện qua với người lãnh đạo cao nhất của Tỉnh ủy Bạc Liêu là giảm tô, không hợp tác với Pháp, gửi vải vóc thuốc men cho kháng chiến và thực hiện đúng như vậy. Đặc biệt là ủng hộ Việt Minh một lúc 13.000 giạ lúa.
Đáng nể với tính hào hoa, đa tình
Không chỉ là người có những thú vui khác người mà công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy rất hào hoa và đa tình. Không như cha ông và những người anh, người em của ông. Trần Trinh Huy có đến bốn người vợ và rất nhiều nhân tình.
Theo ghi chép trong cuốn “Công Tử Bạc Liêu”: Vợ đầu của Trần Trinh Huy là một người phụ nữ Pháp, ông cưới bà nay khi du học ở Pari. Khi ông học xong, bà này không theo ông về mà ở lại Pháp. Bà thứ hai là Ngô Thị Đen ở Bạc Liêu, bà này ở với ông và sinh được người con gái là cô Hai Lưỡng.
Từ năm 1945, Trần Trinh Huy lên Sài Gòn ở hẳn. Khoảng thời gian sống ở Sài Gòn, ông lấy bà vợ thứ ba tên là Nguyễn Thị Hai; bà này sinh được ba người con tên Thảo, Nhơn, và Đức. Trong ba người con này, có ông Trần Trinh Đức đang làm việc tại “Công tử Bạc Liêu”. Công việc chính của ông là viết sách về cha mình sau đó đem bán cho khách du lịch để mọi người có thể hiểu hơn về cha và gia đình ông.
Khoảng 23 năm sau (năm 1968), khi tuổi đã về già, với cuộc sống thanh nhàn trên đường Nguyễn Du, Sài Gòn. Mỗi sáng đứng trên lầu nhìn xuống, ông thấy một cô gái gánh nước đi qua đẹp quá. Hỏi thăm thì được biết cô gái đó là con ông già làm nghề sửa xe đạp. Ba Huy đến nhà ông già xin “đổi” căn nhà đó lấy cô gái. Ông già và cô gái sau khi bàn bạc đồng ý. Và đó là người vợ cuối cùng của ông, kém ông đến 50 tuổi. Bà sống chung thủy với ông đến ngày ông qua đời. Họ có ba con trai và một con gái tên Hoàn, Toàn, Trinh và Nữ.
Bốn người vợ của ông giờ đã mất hết, con thì còn được vài người nhưng không biết lưu lạc ở đâu, chỉ còn mỗi ông Trần Trinh Đức là về lại căn nhà xưa, vừa bán sách do chính tay ông viết và làm HDV du lịch. Người xưa có câu rất hay, “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, bao nhiêu gia sản thời ông Trần Trinh Trạch gầy dựng được, hai đời sau đã phá không con cái gì. Để nay, người khổ sở, kẻ lầm than.
Nhà công tử Bạc Liêu – người xưa không còn nhưng danh tiếng vẫn còn
Như đã đề cập ở phần trên, nhà công tử Bạc Liêu là một công trình đồ sộ – đẹp nhất Nam Kỳ thời ấy được thiết kế theo phong cách kiến trúc Đông Âu với điểm nhấn nguyên vật liệu hoàn toàn được nhập từ Pháp, Ý và Hoa Kỳ.
Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1919 và hiện nằm trong hệ thống nhà hàng khách sạn mang tên “Công tử Bạc Liêu” tọa lạc tại số 13, đường Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Theo thiết kế, khu nhà gồm 2 tầng nổi bật bởi kiến trúc Pháp sang trọng, bề thế.Tầng trệt của ngôi nhà có 2 phòng ngủ, 2 đại sảnh khá rộng và cầu thang dẫn lên lầu.
Dạo một vòng quan sát, hầu hết gian phòng nào cũng đầy đủ các đồ vật rất giá trị được làm từ gỗ quý đính xà cừ, đồng, sứ, …. Tiêu biểu trong những đồ vật này bộ bàn ghế, bộ ly văn, bộ ván ngựa, bộ trường kỷ, bộ bình ly cổ, tivi, xe hơi, máy lạnh, xe hơi, … tất cả đều là những thứ đều không thể mua được bằng tiền thời này. Nói đúng hơn, nếu có mua được thì nó phải trả bằng rất nhiều vàng hoặc đôla thì mây đâu có thể được.
Từ điều này thì mới hiểu, vì sao người ta ngày xưa xếp ông Trần Trinh Trạch vào hàng bốn người giàu có nhất xứ Nam Kỳ là “nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Trạch”.
Nghe qua lời nói hoắc thấy qua hình ảnh thì khó để có thể mường tượng được khối gia sản nhà họ Trần Trinh đồ sộ như thế nào. Chỉ có việc đến để tận mắt thấy, tận tay sờ thì mới có thể cảm nhận hết được. Và nếu muốn được một lần giải đáp những thắc mắc thì tại một góc nhỏ, trên mặt bàn để đầy sách, thấp thoáng bóng hình một bác đang ngồi với nét mặt trầm tư. Đó là ông Trần Trinh Đức – con vợ ba ông Trần Trinh Huy là cháu nội ông Trần Trinh Trạch sẽ cho bạn biết ngày trước dòng họ Trần Trinh khét tiếng về độ giàu có đến cỡ nào.
Thông tin tham quan nhà công tử Bạc Liêu: địa chỉ, thời gian, giá vé
- Địa chỉ: Khu dinh thự công tử Bạc Liêu – số 13 đường Điện Biên Phủ – phường 3 thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu.
- Thời gian: 7h30 – 17h30 hàng ngày
- Giá vé: 15,000 vnđ/ người.
Kafin