Nhà thờ Mằng Lăng và bí mật đằng sau ít ai biết

0
5415

Nhà thờ Mằng Lăng được linh mục Joseph de La Cassagne (tên thường gọi là Cố Xuân) phát động, khởi công xây dựng vào năm 1892 và chính thức hoàn thành năm 1907. Đây là công trình kiến trúc, nghệ thuật tôn giáo cổ xưa nhất tại Việt Nam.

Địa chỉ, đường đi nhà thờ Mằng Lăng

Nhà thờ Mằng Lăng hiện tọa lạc gần bờ sông Kỳ Lộ (dân địa phương gọi là sông Cái), thuộc địa phận xã An Thạch, huyện Tuy An, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng chừng 30km về hướng Bắc, mất hơn 40 phút di chuyển.

Với khoảng cách này, tại trung tâm thành phố Tuy Hòa (đường Hùng Vương) theo quốc lộ 1A bạn di chuyển thẳng một đường đến ngã ba QL1A giao với đường Cầu Lò Gốm (qua ga Chí Thạnh). Sau đó rẽ phải đường Cầu Lò Gốm đến nhà thờ Mằng Lăng theo bảng chỉ dẫn (qua quán chè Bà Sáu nổi tiếng và trường mẫu giáo xã An Thạnh).

Một điều lưu ý là bạn có thể sử dụng google map hoặc hỏi đường người dân bên đường khi di chuyển hoặc đi theo bảng chỉ dẫn trên đường.

Tên gọi Mằng Lăng có từ đâu?

Nói về tên gọi của nhà thờ Mằng Lăng thì chỉ duy nhất có một giải thích duy nhất về một loài hoa tím rất đẹp mang tên “ Bằng lăng”. Cụ thể theo lời kể của các vị cao niên sinh sống tại khu vực gần nhà thờ (An Thạch bây giờ), cái tên Mằng Lăng là cái tên được đọc chuyển thể từ một loài hoa màu tím rất đẹp có tên là Bằng Lăng.

Cách đây hơn 100 năm (khi mà nhà thờ chưa xây dựng), khu vực An Thạch hoa Bằng Lăng mọc rất nhiều. Cứ đến khoảng thời gian từ tháng 4 tháng đến cuối tháng 6 là đua nhau nở, màu tím của hoa có thể nhuộm cả một góc trời.

Nhà thờ mằng lăng
Nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên

Cho đến khi nhà thờ xây dựng, linh mục Joseph de La Cassagne (tên thường gọi là Cố Xuân) chưa kịp đặt tên cho nhà thờ thì người trong vùng đã gọi nhà thờ này bằng tên gọi của hoa “Bằng Lăng”.

Tuy nhiên dần về sau, người ta không gọi tên Bằng Lăng nữa mà hay gọi với tên địa phương là “Mằng Lăng”.

Sau hơn 100 năm xây dựng, không biết vì lí do gì mà những cây hoa Bằng Lăng ở đây dần mất hết. Nhưng tại khuôn viên nhà thờ hiện nay còn giữ một bàn gỗ mặt tròn có đường kính đến 1,7m được làm bằng gỗ Bằng Lăng.

Đặc biệt bàn gỗ Bằng Lăng này được làm từ khi nhà thờ Mằng Lăng xây dựng nên vì thế tên gọi và lời kể của các vị cao niên là hoàn toàn chính xác.

Kiến trúc nhà thờ Mằng Lăng

Nhà thờ Mằng Lăng được linh mục Joseph de La Cassagne (tên thường gọi là Cố Xuân) phát động, khởi công xây dựng vào năm 1892 và chính thức hoàn thành năm 1907.  Tổng thể kiến trúc nhà thờ được xây dựng trong một khuôn viên rộng hơn 5.000 m2 có nhiều cây xanh, theo kiến trúc Gothic Pháp.

Lối kiến trúc này được các kiến trúc sư của Pháp thiết kế cách đây khoảng hơn 1000 năm trước công nguyên. Đỉnh cao trong thời kỳ hoàng kim của lối kiến trúc này chính là vào thế kỷ 18 – 19. Nhà thờ Mằng Lăng được ra đời trong thế kỷ 19 nên được ứng dụng kiến trúc Gothic.

Tổng thể kiến trúc nhà thờ Mằng Lăng
Tổng thể kiến trúc bên ngoài nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên

Mặc dù đã trải qua hơn 100 năm xây dựng, chịu đựng bao mưa nắng khắc nghiệt của miền Trung nhưng nhà thờ vẫn ánh lên vẻ cổ điển mạnh mẽ của những mái vòm cửa hình búp măng, các cây trụ bê tông kết hợp xà kèo, vì kèo gỗ vững chãi; hay các ô cửa giả trên hai bậc tần tạo nên hình hài một pháo đài kiên cố.

Đặc biệt là cửa chính là các lối đi chính dẫn vào phía trong không gian nhà thờ được các nghệ nhân ngày ấy chạm khắc bằng rất tinh xảo, làm toát lên một chất mộc mạc rất Việt Nam. Chính vì vậy mà dù được thiết kế và xây dựng thuần theo kiến trúc Gothic Pháp nhưng công trình vẫn thể hiện rõ nét Việt Nam của mình.

Kiến trúc phía trên nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên
Kiến trúc phía trên nhà thờ

Bên cạnh tiểu tiết các mái vòm, các cột trụ biểu được đúc bằng bê tông cốt thép. Điểm nhấn của nhà thờ Mằng Lăng còn thể hiện ở hai tháp chuông hai bên tả hữu, với chính giữa là thập tự giá. Hai tháp chuông và thập tự giá này được xem là hình ảnh tiêu điểm của nhà thờ trong ánh nhìn đầu tiên.

Đi sâu vào bên trong, quan sát kỹ thì không gian thánh đường khá giống các nhà thờ Gothic khác ở Việt Nam với hai hàng cột tạo thành các ô vòm liên hoàn. Trên các ô vòm này đều điêu khắc những tiêu tiết của phong cách Gothic.

Kiến trúc kiểu Gothic
Kiến trúc Gothic theo kiểu mái vòm

Riêng phần trần thánh đường không còn kiểu mái vòm Gothic cao vút như nguyên bản ban đầu mà thay vào đó là trần gỗ phẳng do ảnh hưởng trận bão năm 1924.

So với nhiều nhà thờ cổ nổi tiếng khác ở Việt Nam, nhà thờ Mằng Lăng không lớn và thiết kế bên trong đơn giản hơn rất nhiều. Tuy vậy, sự cầu kỳ trong trang trí mỹ thuật của lối Gothic Pháp kết hợp chút Việt Nam đã làm yếu tố đặc biệt mà ít nhà thờ nào sánh được.

Bên trong nhà thờ
Không gian kiến trúc phía trong nhà thờ

Không chỉ là kiến trúc độc đáo, nhà thờ Mằng Lăng còn nổi bật bởi màu sơn hoàn toàn còn nguyên vẹn và mới mẻ như thuở ban đầu. Bên cạnh đó là một khu hầm nhỏ, được xây dựng khá kỳ công trong lòng một quả đồi giả.

Và điều bí ẩn trong khu hầm nhỏ này là cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên – Phép giảng tám ngày của linh mục Alexandre de Rhodes in năm 1651 tại Roma, Ý. Bên cạnh đó là nhiều hình ảnh chụp nhà thờ Mằng Lăng từ những năm 90 tới nay và những hiện vật giá trị với giáo xứ.

Du khách chụp hình ở nhà thờ mằng lăng
Du khách chụp hình check-in ở nhà thờ

Ngoài phong cách kiến trúc Gothic tuyệt hảo, một điều ít ai biết về nhà thờ Mắng Lăng, đó chính là nơi có vị trí hội tụ đầy đủ “tiền thông hậu thuận” khi phía Bắc là giáo xứ Sông Cầu, phía Nam giáp giáo xứ Chợ Mới (được tái lập tháng 5 năm 2013), phía Tây là giáo xứ Đồng Tre, còn phía Đông thì giáp biển. Do đó mà khi đứng trên cao quan sát, nhà thờ không khác gì một trung tâm của tôn giáo công giáo huyện Tuy An.

Giờ mở cửa, giá vé tham quan nhà thờ Mằng Lăng

  • Địa chỉ: Nhà thờ Mằng Lăng, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
  • Thời gian: 7h00 – 21h00 hàng ngày.
  • Giá vé: miễn phí.
Nhà thờ Mằng Lăng và bí mật đằng sau ít ai biết
5 (100%) 1 vote[s]

Đâu đó tôi đã từng nghe một câu nói vô cùng nổi tiếng của một nhà viết tiểu luận, một nhà thơ, một nhà triết gia người Mỹ khi ông nói về những chuyến đi: ”Đừng quá nhút nhát và đắn đo trong hành động. Cuộc sống là thử nghiệm”.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here