Cách đây vài năm về trước (năm 2014), thành phố Cần Thơ gây một điểm nhấn mới trong du lịch khi một ngôi chùa mang tên Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam khánh thành với quy mô xây dựng lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Thế nhưng chỉ 2 năm sau đó (2014), vị trí số 1 phải nhường lại cho Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác ở Tiền Giang khi chỉ mới hoàn thiện việc xây dựng các hạng mục chính trong nội viện và ngoại viện sau. Thế nhưng vào cuối năm 2018, Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác Tiền Giang đã làm nhiều người ngỡ ngàng trước một công trình khang trang, bề thế nhất miền Tây Nam Bộ. Và gần đây hơn, đầu xuân Kỷ Hợi 2019, thiền viện đã đón một lượng khách rất đông đến chiêm ngưỡng, hành hương Phật pháp.
Nội dung bài viết
Đôi nét thông tin về Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác ở Tiền Giang
Ngôi thiền viện hiện đang tọa lạc tại ấp 1 của xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 40km, quốc lộ 1A khoảng 20 km và đường Tràm Mù hơn 500m.
Vào ngày 28 tháng 4 năm 2012 (nhằm ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch năm Nhâm Thìn), Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang chấp thuận cho khởi công xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác trên tổng diện tích đất 30ha.
Sau khoảng thời gian 5 năm (2012 – 2016) thi công và hoàn thành, thiền viện khánh thánh với 2 khu vực biệt lập là nội viện và ngoại viện. Trong đó, khu ngoại viện gồm các hạng mục lớn như Chánh điện, Tổ đường, Thiền đường, Giảng đường, Nhà Tăng ngoại viện, Trai đường, Thư viện, Nhà Trưng bày, Lầu chuông, Lầu trống, Nhà khách cư sĩ nam, Nhà khách cư sĩ nữ … với tổng diện tích hơn 47.000 mét vuông. Khu nội viện chiếm tổng diện tích gần 16.000 mét vuông với 4 Tăng đường, 1 Thiền đường và 10 Thất chuyên tu.
Vì thiền viện là một công trình gồm nhiều rất nhiều hạng mục lớn và nhỏ, chính vì vậy mà đến cuối năm 2018 mới tương đối hoàn thành. Mặc dù vậy, đến mỗi ngày lễ quan trọng hoặc những ngày như tụng kinh, sám hối, nghe giảng pháp, ngồi thiền … vào ngày Chủ nhật tuần thứ ba mỗi tháng. Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác vẫn tổ chức sinh hoạt tôn giáo bình thường. Ngoài ra theo định kỳ 2 tháng 1 lần, Thiền viện còn tổ chức lễ truyền tam quy, ngũ giới cho Phật tử và thường xuyên tiếp khách thập phương trong và ngoài tỉnh đến tham quan, chiêm bái.
Đầu xuân Kỷ Hợi 2019 vừa rồi, thiên viện đón một lượng khách rất lớn bà con, phật tử từ các nơi đổ về tham quan, hành hướng và viếng phật. Qua tết, thiền viện sẽ hoàn thiện một số hạng mục nhỏ còn trong đang dang dở, dự kiến giữa năm 2019 sẽ hoàn thiện tất cả.
Trụ trì thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác hiện tại là Họa Thượng Thích Thông Phương, đệ tử kiệt xuất nhất của Hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ, người có công khôi phục Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.
Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác Tiền Giang rộng lớn đến cỡ nào?
Có thể nói rằng, trong số những ngôi thiền việc thuộc hệ phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông ở Việt Nam thì: “Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Chánh Giác Tiền Giang là thiền viện có nhiều hạng mục công trình nhất. Đặc biệt, tất cả các hạng mục này đều có quy mô xây dựng lớn so với các hạng mục của Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam ở Cần Thơ hay Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc ở Phú Quốc. Không những vậy, các công trình còn thể hiện một điểm nhấn đặc trưng với lối kiến trúc truyền thống thuần Việt thời Lý – Trần, và thể hiện rất rõ mong muốn khôi phục cũng như kế thừa, phát triển mạnh mẽ hệ phái mà Phật hoàng Trần Nhân Tông đã sáng lập nên.
Bằng những điều kể trên, để thấy được các hạng mục của Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác Tiền Giang cao to, rộng lớn và bề thế đến cỡ nào. Trong một chuyến du ngoạn đến đây, với không gian quy mô của 30ha công trình, mọi thứ sẽ cho bạn thấy đến ngỡ ngàng.
Đầu tiên, muốn vào viếng thăm ngôi thiền viện thì bạn sẽ phải bước qua cổng tam quan. Đây là công trình được xây dựng vững chắc bằng bê tông cốt thép gồm ba lối đi, một lối đi chính giữa và hai lối đi hai bên (bên tả và bên hữu). Tổng thể công trình được xây dựng theo kiểu dáng mái cao với bốn gốc tỉa về bốn hướng như bốn đầu đao công vuốt, mái lợp ngói vi cá màu đỏ và trên đỉnh trang trí hoa văn lưỡng long chầu bánh xe. Chính giữa cổng là tấm biển khắc chữ nổi tô son thếp vàng “Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác” cùng hai cây trụ lớn chống đỡ hai bên khắc hai câu đối nói về thiền viện. Trước cổng tam quan của sân trước, nơi con đường 2 chiều rộng lớn dành cho xe qua lại còn có 4 cây trụ biểu con khoảng 10m, khắc chữ nho với bao ý nghĩa thâm sâu.
Từ vị trí tam quan đi thẳng vào trong là khuôn viên sân trước rộng với hai bên trái phải là hồ nước lớn, bao bọc xung quanh là các cây xanh cao to xõa bóng rượi. Từ chính giữa hai hồ nước đi thẳng vào bức bình phong tạc bằng đá là sự hiện hữu của hai hạng mục tháp chuông và tháp trống. Tại đây, đứng một chỗ và quay một vòng là có thể cảm nhận được một khuôn rất rộng và thoáng với thiên nhiên.
Tiếp tục đi thẳng vào trong khoảng độ 20m là chính điện, hay còn gọi là Đại Hùng Bửu Điện, được xây theo theo kiểu năm gian hai chái rộng 1.000 mét vuông có thể chứa trên 3.000 người cùng hành lễ. Điểm nổi bật của Đại Hùng Bửu Điện Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác này là tất cả những vì kèo, cột chèo, xà ngang chống đỡ được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim và các loại gỗ quý khác nhập từ châu Phi về. Đặc biệt là pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được tạc bằng đá ngọc, thếp vàng, cao 4,5m, nặng trên 30 tấn, do các nghệ nhân Myanmar chế tác…
Cũng như những ngôi thiền viện lớn khác, bên trong chính điện được chia thành nhiều gian khác nhau để thờ Phật, bồ tát cùng các đức thánh hiền. Mỗi vi hiện hữu trong từng khu vực là vẻ uy nghi, cổ kính nhưng cũng rất tráng lệ của các câu đối, hoa văn, phù điêu theo chủ đề … cùng với đó là các hình tượng rồng phụng uống lượm được trạm trổ hết sức bắt mắt, tinh xảo nhằm thể hiện sự phát triển thịnh vượng của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.
Nối tiếp hạng mục chính điện về phía sau và hai bên là các hạng mục Thiền đường, Giảng đường, nhà Tăng ngoại viện, Trai đường, Thư viện, … cũng được xây dựng với lối kiến trúc truyền thống đặc sắc vừa cổ kính, vừa hiện đại. Tuy nhiên, cái làm nên điểm nhấn quan trọng trong toàn thể kiến trúc tại Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác này là bốn Thánh tích (hay còn gọi là Tứ động tâm) được xây dựng theo tỉ lệ 6/10 với thánh tích nguyên mẫu bến Ấn Độ. Bốn thánh tích này gồm vườn Lâm Tì Ni nơi Phật đản sinh, Bồ Đề Đạo Tràng nơi Phật thành đạo, vườn Lộc Uyển nơi Phật chuyển pháp luân, Câu Thi Na nơi Phật nhập diệt).
Được biết, vào những ngày quan trọng như lễ Phật Đản, lễ Yên Tử, lễ truyền tam quy, ngũ giới cho Phật tử, … đều diễn ra ở bốn Thánh tích này.
Cùng với các hạng mục lớn và bốn thánh tích, Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác còn thu hút bởi hạng mục tháp Đại Giác với chiều cao 31m. Đây là một hạng mục được đánh giá nổi bật hơn tất cả hạng mục khác vì mang phong cách kiến trúc kết hợp Việt – Khmer – Thái – Ấn và có chút nét phương Tây. Chính vì nét đặc sắc của ngôi tháp mà việc hạng mục được hoàn thành sau cùng trong số tất cả hạng mục tại thiền viện.
Kể từ ngày chính thức khởi công xây dựng và hoàn thiện tất cả các công trình trong kế hoạch. Hiện nay có thể nói rằng, Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác đáng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong tín ngưỡng tâm linh Phật pháp và trong du lịch. Nói đúng hơn, Thiền viện là trung tâm tôn giáo của huyện Tân Phước nói riêng và tỉnh Tiền Giang nói chung, là sức hút mới để tỉnh Tiền Giang khai tất cả tiềm năng tài nguyên của mình để thay đổi bộ mặt kinh tế – văn hóa – xã hội theo chiều hướng tích cực.
Địa chỉ, giá vé, giờ mở cửa Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác
- Địa chỉ: Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác – ấp 1 – xã Thạnh Tân – huyện Tân Phước – tỉnh Tiền Giang.
- Thời gian mở cửa: 7h00 – 21h00 hàng ngày.
- Giá vé: miễn phí
Hướng dẫn di chuyển đến Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác Tiền Giang
Là điểm đến nằm tương đối xa với trung tâm thành phố Mỹ Tho (khoảng 40km, mất gần 1h để di chuyển), vì vậy mà việc tìm đường đến Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác hơi mệt một xíu. Tuy nhiên, đây lại là một điều hay vì dọc đường đi, bạn sẽ có dịp khám phá và tìm hiểu thêm bao điều mới ở Tiền Giang.
Bắt đầu xuất phát tại trung tâm thành phố Mỹ Tho, bạn đi theo hướng Tây đường Ấp Bắc vào đường quốc lộ 60 đến vòng xoay giao với quốc lộ 1A.
Tại vòng xoay theo bảng chỉ dẫn, bạn theo quốc lộ 1A đến ngã ba Tân Phước (qua cầu Long Định khoảng 400m) thì rẽ phải vào đường tỉnh lộ 867, đi tỉnh lộ 867 đến ngã ba đầu tiên cầu Tràm Mù.
Rẽ trái tiếp tục di chuyển, bạn đi khoảng 1,2km đến trung tâm xã Thạnh Tân tại ấp 1 là thấy ngây thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác.
Một điều lưu ý khi di chuyển là bạn nên dựa theo bảng chỉ dẫn về huyện Tân Phước trên đường tỉnh lộ 867 mà di chuyển. Hoặc bên đường, bạn có thể hỏi thăm người dân, do thiền viện Trúc Lâm Chính Giác là ngôi chùa lớn nên đa phần nhiều người đều biết.