Ghé thăm chùa Hộ Quốc – Đệ nhất danh thắng tại đảo Ngọc Phú Quốc

0
3875

Tọa lạc tại Ấp Suối Lớn của xã Dương Tơ, thị trấn Dương Đông. Chùa Phú Quốc (tên gọi chính xác là Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc – thuộc hệ phái Trúc Lâm Yên Tử – do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập), là ngôi đại tự có quy mô xây dựng lớn nhất miền Tây Nam Bộ, hơn cả Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác của Tiền Giang và Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam của Cần Thơ.

Chùa Hộ Quốc Phú Quốc
Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc với view nhìn trực diện ra biển tuyệt đẹp

Theo thông tin từ cung cấp từ Sở Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch tỉnh Kiên Giang thì chùa Hộ Quốc khởi công xây dựng vào ngày 14 tháng 10 năm 2011 trong tổng dự án đầu tư khu du lịch tâm linh của Phú Quốc với 110ha, trong đó chùa Hộ Quốc chiếm 12%. Tổng kinh phí là 100 tỷ đồng, bao gồm hệ thống đường giao thông dẫn đến chùa.

Gần 5 tháng thi công, ngày 14 tháng 2 năm 2012, chùa Hộ Quốc chính thức bắt đầu mở cửa đón chào du khách, phật tử bà còn từ khắp nơi đến hành hương, tham quan, ngắm cảnh.

Đến giữa năm 2013, chùa tiếp tục xây dựng thêm một số hạng mục nhỏ, tiểu cảnh, khung cảnh nhằm mục đích tạo mỹ quan, đồng thời quảng bá hình ảnh cho chùa trong vấn đề du lịch tâm linh.

Bằng những gì mà Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc đang sở hữu. Một chuyến du lịch tại đảo Ngọc Phú Quốc và ghé thăm ngôi chùa lớn nhất miền Tây. Bạn sẽ thật sự ngỡ ngàng và bị cuốn hút trước một công trình độc đáo, được xem như “Đệ nhất danh cảnh” ở đây.

Khám phá Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc

Khác với những ngôi Thiền viện cùng nằm trong hệ thống Trúc Lâm Yên Tử được xây dựng trên đất liền. Chùa Hộ Quốc tại đảo Ngọc Phú Quốc sở hữu một vị trí vô cùng đặc biệt. Vị trí này phải nói rằng là vị trí hiếm, ít ngôi chùa nào có được ở miền Tây Nam Bộ.

Cụ thể, toàn bộ kiến trúc chùa được xây dựng theo địa thế phong thủy mặt hướng biển, lưng tựa núi và hai bên tả hữu là các con đường thông thoáng dẫn đến các trung tâm lớn. Với điều này, khi quan sát từ trên cao, tại bất kỳ đâu của chùa, khi phóng tầm mắt đều có thể thấy rõ cả một vùng trời Phú Quốc rộng lớn.

Không những là ngôi chùa có một vị thế tuyệt hảo mà chùa còn là nơi hội tụ kiến trúc Lý Trần đặc sắc. Nét kiến trúc này bao trùm trên tất cả hạng mục từ cổng Tam quan, chính điện, sân thiên tỉnh, đến tháp trống, tháp chuông và nhà thờ tổ. Hiện hữu trong những công trình này là các tượng của 18 vị la hán, Bát Nhã Thành Tri và Phổ Hiền Hạnh Nguyên.

Cổng chùa Hộ Quốc
Cổng vào chùa Hộ Quốc. Ảnh: @theoo.vo

Đầu tiên là cổng tam quan, một công trình gồm cửa chính có tên là Cửa Địa Giác, hai bên tả hữu là Cửa Bắt Nhị và Cửa Giải Thoát.

Tượng Phật Ngọc Bảo màu xanh án ngự chính giữa sân lớn.
Ảnh @steve.ninh.nguyen

Tiếp theo qua cổng tam quan là khuôn viên một sân lớn hay còn gọi là sân thiên tỉnh với điểm nổi bật là tượng phật Ngọc Bảo màu xanh án ngự chính giữa. Sau tượng Ngọc Bảo theo đường đi lên chính điện, là hình ảnh của 4 con rồng uy mãnh được tạc bằng đá cùng với đó là bức tranh chạm khắc rồng phượng giữa cực kỳ đẹp.

Cầu thang dẫn lên chính điện với khoảng 70 bậc. Ảnh: @duyennltt

Đi lên khoảng 70 bậc thang, hiện ra trước mắt là ngôi chính điện rộng lớn, song song cùng đó là tháp chuông, tháp trống hai bên.

Theo kiến trúc ,Lý – Trần truyền thống, chính điện chùa Hộ Quốc được thiết kế theo kiểu năm gian hai chái và hai lối vào. Đa phần các nguyên vật liệu xây dựng hạng mục “Đại Hùng Bửu Điện” của các vì kèo, cột chèo, xà ngang chống đỡ hoàn toàn bằng gỗ lim quý hiếm và đá nguyên thủy có độ bền từ 700 đến 1.000 năm.

Mặc dù là hạng mục được xây dựng lớn nhất trong tất cả các hạng mục, nhưng lại không có nhiều giang thơ như những thiền viện khác khi giang chính giữa thờ tượng Phật Thích Ca bằng đồng. Bên phải là gian thờ tôn tượng bồ tát Phổ Hiền đang cưỡi sư tử và đức thành hiền. Bên trái chính điện là gian thờ tôn tượng bồ tát Văn Thù đang cưỡi voi và đức chúa ông.

Để nhấn mạnh thêm vẻ uy nghi cũng như nói lên sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo thời Lý – Trần, các kiến trúc sư đã trang trí trên các cột chống đỡ của chính điện có các câu đối tô son thiếp vàng và hình tượng rồng phượng uống lượm.

Tiếp tục khám phá chùa Hộ Quốc, sau ngôi chính điện là dãy nhà tổ và các hạng mục phong cảnh mỹ quan thoáng mát, thể hiện rõ nét các tiểu cảnh không gian Phật pháp. Hầu hết các tiểu cảnh này đều là thiên nhiên, cây cảnh làm chủ đạo, với mục đích tạo sự bình yên, thanh tĩnh và thoải mái nhất cho bà con phật tử, khách du lịch khi đến hành hương, tham quan.

Hướng dẫn đường đi đến chùa Hộ Quốc

Chùa Hộ Quốc cách trung tâm thị trấn Dương Đông 25km, mất khoảng 30 phút di chuyển, và thị thị trấn An Thới hơn 10km, mất gần 20 phút để di chuyển.

Thường một chuyến du lịch tại Phú Quốc, nhiều người sẽ chọn gần trung tâm thị trấn Dương Đông là nơi lưu trú. Chính vì vậy mà trong phần hướng dẫn di chuyển này, tại điểm xuất phát thị trấn Dương Đông (đường Cách Mạng Tháng 8), ban có thể di chuyển theo cung đường sau.

=> Xuất phát từ Cách Mạng Tháng 8 – đi thẳng đường Hùng Vương – đi thẳng đường Nguyễn Văn Cừ – ngay ngã ba giao đường Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc rẽ trái đi chùa Hộ Quốc.

Để tránh trường hợp lạc đường, bạn có thể đi theo bản chỉ dẫn hoặc bật google map. Trên đường di chuyển, bạn sẽ đi qua các điểm nổi tiếng như nhà hàng Đại Hùng, vườn tiêu Ngọc Hà, trường THPT Dương Tơ 1, nhà hàng Phú Quốc, trung tâm mua sắm cơ sở ngọc trai Phú Quốc, vườn tiêu Hồng Anh, mũi Ông Thượng.

Ghé thăm chùa Hộ Quốc – Đệ nhất danh thắng tại đảo Ngọc Phú Quốc
5 (100%) 1 vote[s]

Đâu đó tôi đã từng nghe một câu nói vô cùng nổi tiếng của một nhà viết tiểu luận, một nhà thơ, một nhà triết gia người Mỹ khi ông nói về những chuyến đi: ”Đừng quá nhút nhát và đắn đo trong hành động. Cuộc sống là thử nghiệm”.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here