An Giang mà trở thành điểm đến nổi bật của vùng sông nước miền Tây. Vậy những địa điểm du lịch An Giang nào thú vị, chụp hình đẹp?
Hãy cùng Godidigo.com khám phá nhé!
Nội dung bài viết
- 1 Địa điểm du lịch An Giang
- 1.1 #1. Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam
- 1.2 #2. Lăng Thoại Ngọc Hầu
- 1.3 #3. Chợ Châu Đốc
- 1.4 #4. Làng bè nổi Châu Đốc
- 1.5 #5. Làng văn hóa Chăm An Giang (làng Đa Phước, Châu Giang, Châu Giang)
- 1.6 #6. Búng Bình Thiên
- 1.7 #7. Khu di tích lịch sử núi Cô Tô, đồi Tức Dụp
- 1.8 #8. Cánh đồng lúa Tri Tôn
- 1.9 #9. Nhà mồ Ba Chúc
- 1.10 #10. Rừng tràm Trà Sư
- 1.11 #11. Khu du lịch núi Cấm
- 1.12 #12. Khu du lịch Núi Két
- 1.13 #13. Chợ biên giới Tịnh Biên
- 1.14 #14. Khu di chỉ Óc Eo
- 1.15 #15. Khu di tích lịch sử Núi Sập
- 1.16 #16. Cù lao Giêng (Cồn Giêng)
- 1.17 #17. Chùa Giồng Thành
Địa điểm du lịch An Giang
#1. Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam
Trong số 17 điểm du lịch nổi tiếng của An Giang được nhiều người tìm đến thì có thể nói Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là nơi có sức hút du lịch mạnh mẽ nhất. Vốn dĩ nói như vậy là vì hàng năm Miếu Bà Chúa Xứ hơn 5 triệu lượt khách đến hành hương và trả lễ.
Miếu Bà Chúa Xứ gây điểm nhấn với sức hút của một công trình kiến trúc nghệ thuật Ấn Độ kết hợp nét truyền thống cổ dân tộc được trung tâm sách kỷ luật Việt Nam công nhận là công trình xây dựng đầu tiên tại Việt Nam.
Điều làm cho Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam vang danh bốn bể, ai ai cũng đều nể sợ chính là sự linh ứng.
#2. Lăng Thoại Ngọc Hầu
Từ cổng đi trước đi vào Miếu Bà Chúa Xứ nhìn chết về hướng đối diện về hướng tay phải khoảng chừng 100m chính là lăng Thoại Ngọc Hầu.
Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật dưới chân núi Sam linh thiêng, đồng thời là nơi yên nghỉ của gia đình Thoại Ngầu Hầu.
Nói một chút về Thoại Ngọc Hầu. Ông là một vị quan tài ba được vua triều đình Huế và Minh Mạng tin tưởng, trọng dụng trong nhiều việc quan trọng, đặc biệt là việc đào kênh Vĩnh Tế nối Hà Tiên và Châu Đốc.
#3. Chợ Châu Đốc
Chợ Châu Đốc hay còn gọi là thiên đường ăn vặt chợ Châu Đốc, thủ phủ mắm miền Tây hay vương quốc mắm miền Tây.
Đây là điểm du lịch hấp dẫn có sức hút đặc biệt mà bạn không thể bỏ qua khi đến thành phố Châu Đốc, nhất là vào mỗi buổi sáng.
Đến đây, trong không gian rộng lớn của ngôi chợ, bạn sẽ bắt gặp hàng trăm gian hàng bày bán hàng chục loại mắm đặc trưng của miền Tây Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng.
Không biết có thể đếm chính xác là có bao nhiêu hàng, bao nhiêu mắm nhưng một điều có thể khẳng định là tại góc nhìn nào, bạn cũng đều có thể bắt gặp.
Sen lẫn cùng nhiều hàng mắm là gần 200 hàng bày bán đồ ăn, thức uống, gia vị, nguyên liệu, …cực kỳ phong phú và đa dạng. Phong phú và đa dạng đến nổi là chỉ cần khoảng 200,000 vnđ, bạn có thể ăn, uống và mua đồ tùy thích mà không cần phải trả giá hay kèo nèo.
#4. Làng bè nổi Châu Đốc
Địa điểm du lịch này cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng hơn 2,5km theo hướng đường sông Bassac và Châu Đốc.
Làng bè nổi Châu Đốc là nơi tập trung nhiều bè nổi (nhà nổi) trên sống chuyên nuôi nhiều loại cá nước ngọt xuất khẩu có kinh tế cao như: cá basa, cá mè dinh, cá lóc bông, cá bống tượng, …
#5. Làng văn hóa Chăm An Giang (làng Đa Phước, Châu Giang, Châu Giang)
Cách làng bè nổi Châu Đốc không xa khoảng chừng 1,5km – 3,5km đường sông là ba làng Chăm văn hóa Đa Phước, Châu Giang, Châu Giang.
Theo như ghi chép và lời kể của các vị cả sư tại các thánh đường, đồng bào dân tộc Chăm An Giang có nguồn gốc xuất xứ tại miền Trung, tiêu điểm là tại Ninh Thuận và Bình Thuận.
Cụ thể, trong thế kỷ XVII, khi vua Po Rome (vị vua độc lập cuối cùng của Champa) bị thua trận và tử chiến trên chiến trên chiến trường. Champa chính thức rơi bị Đại Việt thu phục và hoàn toàn xóa sổ vào năm 1832.
Đại đa số người Chăm theo Islam đã di cư sang Campuchia sinh sống và theo đoàn quân của khâm sai đại thần Lê Văn Đức về Châu Đốc năm 1840 (thời vua Minh Mạng).
Mặc dù rời xa nơi xuất phát ban đầu trong khoảng thời gian dài nhưng trong văn hóa, phong tục và tín ngưỡng người Chăm An Giang không khác gì mấy với cộng đồng dân tộc Chăm sinh sống tại Ninh Thuận và Bình Thuận.
Nếu để nói khác thì người Chăm ở An Giang đa phần theo tín ngưỡng hồi giáo Islam mà không theo tín ngưỡng Bàni hay Bàlamôn.
Thánh đường là trung tâm sinh hoạt văn hóa, trong cuộc sống thì đàn ông ăn mặc theo kiểu truyền thống (mặc áo sơmi kết hợp quần là xàrông và đầu đội mũ tròn), nữ thì mặc áo dài kín từ trên xuống, đầu đội khăn dài, … và đặc biệt là sinh sống trên nhà ven sông (do địa hình sông nước). Chính từ những điều này mà đã tạo nên một nét văn hóa riêng biệt không trùng lẫn.
Thông tin tham quan các làng văn hóa Chăm An Giang:
- Làng Chăm Đa Phước – xã Đa Phước – huyện An Phú – tỉnh An Giang.
- Làng Chăm Châu Giang và Châu Phong – xã Châu Phong – thị xã Châu Phong – huyện Tân Châu – tỉnh An Giang.
- Thời gian: 7h00 – 17h00 hàng ngày.
- Giá vé: miễn phí.
#6. Búng Bình Thiên
Một trong những điểm du lịch sinh thái, trải nghiệm mùa nước nổi tuyệt nhất tại miền Tây nói chung và An Giang nói riêng chính là hồ nước trời ban Búng Bình Thiên.
Đây là một hồ nước ngọt tự nhiên có diện tích lớn nhất tại khu vực phía nam với tổng chiều dài khoảng 4.000m và rộng trung bình khoảng 500m (chỗ lớn nhất 1.000m).
Có một điều rất lạ khi nói về hồ nước trời Búng Bình Thiên này chính là nước chỉ dâng lên rồi hạ xuống mà không chảy, đặc biệt là nước trong hồ quanh năm yên ả và xanh ngắt. Mặc dù hồ nước nằm gần con sông Bình Di thường xuyên bị các dòng phù sa đỏ ngầu xâm lấn.
#7. Khu di tích lịch sử núi Cô Tô, đồi Tức Dụp
Vùng thất sơn Bảy Núi của An Giang lâu nay vẫn là nơi ẩn chứa nhiều điều tâm linh huyền bí mà đến nay chưa có lời giải thích đáng. Trong đó, núi Cô Tô, đồi Tức Dụp là một ví dụ điển hình.
Nói đến điều này, chắc hẳn nhiều người sẽ biết khi núi Cô Tô gắn liền với câu chuyện truyền thuyết của các nàng tiên xinh đẹp thường xuyên giáng trần xuống đây. Một hôm, các nàng chơi trò đứng trên đỉnh Cô Tô ném đá xuống chân núi. Đá rơi chồng chất lên nhau thành ngọn đồi con. Dòng suối tắm đổ xuống chảy luồn lách qua ngọn đồi đá tiên ấy. Từ đó, bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơn hùng vĩ có suối và đồi tạo nét phong phú, thơ mộng.
#8. Cánh đồng lúa Tri Tôn
Cánh đồng lúa Tri Tôn là tên chỉ chung cho một cánh đồng lúa rộng lớn gồm cánh đồng lúa xã Tà Pạ và cánh đồng lúa xã An Tức. Đây là hai cánh đồng lúa có diện tích lớn nhất huyện Tri Tôn của tỉnh An Giang.
Khác với những cánh đồng lúa của các tỉnh thành khác thuộc vùng sông nước miền Tây. Cánh đồng lúa Tri Tôn tạo điểm nhấn với một vẻ đẹp thôn quê, bình yên đến lạ.
Một vẻ đẹp của cánh đồng vàng xanh màu lúa với những hàng cây thốt nốt cao to, vững chãi được bao bọc bởi những dãy núi cao nhấp nhoáng. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp mộng mị, bình yên của chốn đồng quê yên ả.
#9. Nhà mồ Ba Chúc
Nhà mồ Ba Chúc là nơi trưng bày tội ác chiến tranh của tập đoàn diệt chủng Pôn Pốt Khmer đỏ đã sát hại dã man 3.157 người dân vô tội ở xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang từ ngày 18 tháng 4 – ngày 30 tháng 4 năm 1978. Có thể nói, đây là cuộc thảm sát lớn nhất mà Pôn Pốt Khmer gây ra khi tràn sang biên giới Việt Nam.
Sau khi quân đội Việt Nam tiến vào Phnôm Pênh giành quyền kiểm soát, khiến cho quân Khmer Đỏ rút về phía Tây Campuchia. Chính quyền và nhân dân Tri Tôn đã tuy tìm, thu gom hài cốt những người bị Pôn Pốt Khmer đỏ tàn sát, đồng thời xây dựng nhà mồ Ba Chúc, để lưu giữ tội ác chiến tranh. Sau khoảng thời gian tìm kiếm xuyên suốt, đến nay nhà mồ Ba Búc đang lưu giữ 1.159 bộ hài cốt.
Tuy chỉ là một nhà mồ lưu giữ những tội ác chiến tranh trong 12 ngày chiếm đóng của Pôn Pốt Khmer đỏ, nhưng thực tế nhà mồ như một bảo tàng sống. Bằng những điều này, khách khi đến tham quan, tìm hiểu đều không cầm được nước mắt bởi hàng nghìn hiện vật là tranh, là ảnh, là đầu sọ, xương cốt, câu chuyện bi thương, … thật 100%.
Thông tin tham quan nhà mồ Ba Chúc:
- Địa chỉ: Nhà mồ Ba Chúc – thị trấn Ba Chúc – huyện Tri Tôn – tỉnh An Giang.
- Thời gian: 7h30 – 17h00 hàng ngày.
- Giá vé: đang cập nhật.
#10. Rừng tràm Trà Sư
Một chuyến du lịch tại An Giang vào mùa nước nổi (giữa tháng 8 đến cuối tháng 12 hàng năm) dù đi đâu làm gì thì rừng tràm Trà Sư là nơi nhất định phải đến cho bằng được. Vốn nói như vậy vì đây là nơi trải nghiệm mùa nước nổi đẹp nhất miền Tây.
Đến đây, trong không gian bao la của một khu rừng tràm xanh biết, quanh năm ngập nước, là nơi cư trú và sinh sống của hàng trăm loại động, thực vật đa dạng. Bạn sẽ được thưởng thức hương vị cuộc sống trong lành mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho An Giang mà không ban tay nào có thể tạo tác được.
Thông tin tham quan rừng Tràm Trà Sư:
- Địa chỉ: Rừng Tràm Trà Sư – xã Văn Giáo – huyện Tịnh Biên – tỉnh An Giang.
- Thời gian: 7h30 – 17h00 hàng ngày.
- Giá vé: 60,000 – 70,000 vnđ/ người (bao gồm đi xuồng máy, xuồng chèo và tắc ráng).
- Dịch vụ đi xe máy: 10,000 vnđ/ người.
#11. Khu du lịch núi Cấm
Núi Cấm hay còn gọi là núi Ông Cấm (Thiên Cấm Sơn), là ngọn núi cao nhất trong tất cả các ngọn núi của vùng Thất Sơn An Giang nói riêng và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với độ cao 705m.
Điểm nhấn của ngọn ngọn núi này là nơi tập trung khá nhiều cảnh đẹp sơn thủy. Nói đúng hơn đây là ngọn núi đại diện cho vẻ đẹp của vùng đất thiêng. Với các thắng cảnh nổi tiếng như: Vồ Bồ Hong, Vồ Thiên Tuế, Vồ Đầu, Vồ Bà, Vồ Ong Bước, suối Thanh Long…hay các các công trình kiến trúc đặc sắc, kỳ bí của chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, chùa Phật Nhỏ, tượng Phật Di Lặc, khu du lịch Lâm Viên đã tạo nên sự kết hợp hoàn hảo để tạo thành một khu du lịch sinh thái, trải nghiệm, văn hóa tâm linh hấp dẫn.
Thông tin tham quan khu du lịch Núi Cấm:
- Địa chỉ: Khu du lịch Núi Cấm – xã An Hảo – huyện Tịnh Biên – tỉnh An Giang
- Thời gian: 7h00 – 21h00 hàng ngày.
- Giá vé: đang cập nhật.
#12. Khu du lịch Núi Két
Cũng như núi Cấm, núi Két (hay còn gọi là núi Ông Két) là nơi lưu giữ nhiều câu chuyện tâm linh huyền bí đồng thời là nơi hội tụ nhiều cảnh đẹp núi non điệp trùng. Nổi bật trong các điểm này phải kể đến điện U Minh – nơi thờ Diêm Vương, vị chúa tể của cõi âm. Đặc biệt đây là nơi gắn liền với câu chuyện của cặp mãng xà đã tu luyện hàng trăm năm, cư trú bảo vệ điện không cho ai xâm phạm.
Bên cạnh điện U Minh, núi Cấm còn có nhiều điểm khác như: điện chư vị Năm Non Bảy Núi, điện Trúc Lâm, Sân Tiên, Giếng Tiên, điện Ngọc Hoàng, điện Phật Thầy, điện Chiến Sĩ, Bửu Sơn Tự, Bửu Minh Tự, đình Thới Sơn, Mỏ Ông Két. Tất cả đều gắn liền với nhiều truyền thuyết dân gian kỳ bí không có lời giải.
Thông tin tham quan khu du lịch Núi Két:
- KDL Núi Két – đường tỉnh lộ 948 – thị trấn Nha Bàng – tỉnh An Giang.
- Thời gian: 7h00 – 21h00 hàng ngày.
- Giá vé: đang cập nhật.
#13. Chợ biên giới Tịnh Biên
Nếu chợ Châu Đốc được mệnh danh là thiên đường ăn vặt, thủ phủ – vương quốc mắm miền Tây thì chợ Tịnh Biên là trung tâm mua sắm hàng biên giới nhập khẩu trong và ngoài nước hay nói đúng hơn là khu chợ đầu mối lớn nhất miền Tây Nam Bộ.
Tại đây, thật khó ngờ sẽ dễ dàng bắt gặp hàng trăm loại hàng hóa từ nhiều nước lân cận đỗ vào. Từ đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày, đến các mặt hàng đồ điện tử, loại nào cũng có. Không biết chất lượng mỗi mặt hàng như thế nào, nhưng dám chắc một điều là giá cả rất rẻ, vừa túi tiền với nhiều người.
Thông tin tham quan chợ Tịnh Biên:
- Địa chỉ: Chợ Tịnh Biên – xã Hữu Nghĩa – thị trấn Xuân Biên – huyện Tịnh Biên – tỉnh An Giang.
- Thời gian: 6h00 – 17h00 hàng ngày.
- Giá vé: miễn phí.
#14. Khu di chỉ Óc Eo
Nằm trong khu núi Sập – Ba Thê của huyện Thoại Sơn, khu di chỉ Óc Eo là một khu di tích cổ rộng lớn với tổng diện tích khoảng 4.500ha. Được biết, khoảng 2000 năm về trước, đây chính là nơi ngự trị và phát triển của vương quốc Phù Nam hùng mạnh.
Theo thời gian và biến cố của lịch sử, ngày nay Óc Eo chỉ còn những phế tích của thời cổ xưa. Tuy nhiên, nơi đây lại lưu giữ những hiện vật và di chỉ quan trọng. Điều này đã góp phần cho du lịch và tạo tiền đề để các nhà khảo cổ đến nghiên cứu.
Thông tin tham quan khu di chỉ Óc Eo:
- Địa chỉ: Khu di chỉ Óc Eo – thị trấn Óc Eo – huyện Thoại Sơn – tỉnh An Giang.
- Thời gian: 7h30 – 17h00 hàng ngày.
- Giá vé: đang cập nhật.
#15. Khu di tích lịch sử Núi Sập
Cách khu di chỉ Óc Eo khoảng chừng 15km về hướng Bắc, mất gần 30 phút đi xe. Khu di tích lịch sử Núi Sập là nơi lưu giữ nhiều vết tích lịch sử thời Thoại Ngọc Hầu (thời vua Minh Mạng) cùng nhiều công trình kiến trúc văn hóa có giá trị.
Tiêu biểu trong số công trình này là ngôi đền thờ Thoại Ngọc Hầu được dựng vào năm Minh Mạng thứ ba 1822 đang lưu giữ tấm bia cổ Thoại Sơn, ghi bài văn do chính ông biên soạn để đánh dấu công trình đào kênh Thoại Hà vào năm 1818.
Thông tin tham quan Khu di tích lịch sử Núi Sập – địa điểm du lịch An Giang nổi tiếng:
- Địa chỉ: Khu di tích lịch sử Núi Sập – thị trấn Núi Sập – huyện Thoại Sơn – tỉnh An Giang.
- Thời gian: 7h30 – 17h00 hàng ngày.
- Giá vé: đang cập nhật.
#16. Cù lao Giêng (Cồn Giêng)
Cù lao Giêng (cồn Giêng, hay cù lao Đầu Nước, Dinh Châu (theo Gia Định thành thông chí), hay: Diên, Riêng, Den, Ven….Người Khmer gọi Koh Teng) được biết đến là một cù lao có nhiều cảnh quan thiên nhiên sinh động, hấp dẫn với nhiều di tích lịch sử, tôn giáo như nhà thờ Cù lao Giêng, Tu viện dòng nữ tu Providence, chùa Đạo Nằm, Đình Tấn Mỹ, phủ thờ Mã Tộc, chùa Bà Vú… rất thích hợp để du khách tham quan tìm hiểu cuộc sống của con người tại đây.
Thông tin tham quan cù lao Giêng:
- Địa chỉ: Cù lao Giêng – thuộc 3 xã: Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân – huyện Chợ Mới – tỉnh An Giang.
- Thời gian: 7h00 – 17h30 hàng ngày.
- Giá vé: đang cập nhật.
#17. Chùa Giồng Thành
Cách trung tâm thị xã Tân Châu khoảng chừng 3km, chùa Giồng Thành được xem là nơi gắn liền với lịch sử mở đất và giữ đất, một thắng cảnh của vùng Tân Châu.
Được biết, trước đây và cả bây giờ, chùa có tên “Long Hưng tự”, nhưng người ta thường biết đến tên chùa Giồng Thành nhiều hơn. Sở dĩ chùa mang tên này, là do nằm trên địa điểm của bảo (đồn) Tân Châu xây dựng năm 1842 thời triều Nguyễn, có thành đất cao bao bọc xung quanh. Chùa được hòa thượng Trần Minh Lý xây dựng lần đầu vào năm 1875 bằng vật liệu tre lá đơn sơ, đến nay trải qua 4 lần tu sửa lớn, lần sửa chữa gần nhất là vào năm 1970 nhưng vẫn tọa lạc trên nền cũ thuộc xã Long Sơn anh hùng.
Thông tin tham quan chùa Giồng Thành:
- Địa chỉ: Chùa Giồng Thành – xã Long Sơn – thị Xã Tân Châu – huyện phú Tân – tỉnh An Giang
- Thời gian: 7h00 – 21h00 hàng ngày.
- Giá vé: miễn phí
Trên đây là 17 điểm du lịch An Giang nổi tiếng mà nhất định bạn phải đến một lần. Nếu không thể đi hết thì hãy lựa chọn cho mình vài điểm nổi tiếng trong số này để đặt chân đến như miếu Bà Chúa Xứ, rừng tràm Trà Sư, làng chăm Châu Giang, Búng Bình Thiên hay Núi Cấm, hồ Latina. Đó là những điểm thường được nhiều người lựa chọn, nhất là các bạn trẻ yêu thích du lịch bụi. Chúc bạn có chuyến hành trình khám phá An Giang vui vẻ.