Danh tiếng về rừng tràm Trà Sư của An Giang có lẽ đã không quá xa lạ gì với nhiều người khi nơi đây được đánh giá là nơi trải nghiệm mùa nước nổi đẹp nhất miền Tây.
Với hệ sinh thái đa dạng, Rừng tràm Trà Sư An Giang thật sự xứng danh với tên gọi “rừng tràm đẹp nhất miền Tây khi mùa lũ về”.
Nội dung bài viết
Đôi nét về rừng tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư ở đâu?
Rừng tràm Trà Sư nằm trong địa phận quản lý của xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm thành phố Châu khoảng chừng 27km, mất hơn 30 phút để di chuyển.
Có gì ở rừng tràm Trà Sư An Giang?
Hiện tại, rừng tràm Trà Sư đang bảo tồn 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ. Trong đó có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi trong sách Đỏ Việt Nam là giang sen (Mycteria leucocephala) và điêng điểng (Anhinga melanogaster).
Cùng với đó là 11 loài thú thuộc 4 bộ và 6 họ; 25 loài bò sát và ếch nhái; 13 loài cá chỉ xuất hiện vào mùa lũ …
Ngoài ra, rừng tràm Trà Sư còn bảo tồn 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi. Đặc biệt trong số này có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh, 11 loại sinh cảnh v.v cực kì đa dạng.
Đó là còn chưa kể đến 78 loài thuốc cùng nhiều loài cây cảnh và các loại thực vật dưới nước khác.
Năm 1999, hai tổ chức môi trường là BirdLife International và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã đến đây khảo sát đã đánh giá Trà Sư là nơi có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn đất ngập nước tại đồng bằng sông Cửu Long.
Sau khảo sát và đánh giá của 2 tổ chức, ngày 27 tháng 5 năm 2003 Uỷ ban tỉnh An Giang đã quyết định phê duyệt thành lập khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư để bảo vệ môi trường và bảo tồn những gì vốn có.
Bên cạnh đó Ủy ban tỉnh An Giang cũng triển khai nhiều hoạt động liên quan đến nghiên cứu sinh thái để phục vụ công tác bảo tồn môi trường và hoạt động du lịch để đáp ứng nhu cầu cho du khách khi đến An Giang.
Kinh nghiệm du lịch rừng tràm Trà Sư
Đi rừng tràm Trà Sư mùa nào đẹp nhất?
Với những gì mà rừng tràm Trà Sư đã đang và sở hữu thì có thể thấy đây là nơi lý tưởng để trải nghiệm không gian thiên nhiên rừng tràm, ngắm hệ sinh thái động thực vật khi mùa lũ về.
Tại đây, vào những ngày cuối tháng 8 đến tháng 11, thời điểm được cho là đẹp nhất của mùa nước nổi tại rừng tràm Trà Sư. Trên con đường dẫn vào địa phận xã Văn Giáo luôn mịt mùng bởi khói bụi và những dòng người nối tiếp nhau xuống tắc ráng đi vào rừng tràm.
Mặc dù số lượng khách đến đây rất đông, những việc để thấy cảnh ồn ào, chen lấn là điều không hề có. Vốn dĩ như vậy không phải vì nguyên tắc của ban quản lý rừng tràm đưa ra mà trước cảnh đẹp của rừng tràm, người ta chỉ muốn im lặng để tận hưởng và cảm nhận hết mọi thứ.
Vậy, đến rừng tràm Trà Sư thì nên trải nghiệm những gì là tuyệt vời nhất?
Kinh nghiệm tham quan du lịch, ăn uống ở rừng tràm Trà Sư (An Giang)
Thật sự mà nói, rừng tràm Trà Sư không có trải nghiệm nào ngoài cảnh đẹp.
Thứ nhất, vì đây là nơi đã được Ủy ban tỉnh An Giang đưa vào khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm để bảo vệ nhiều động thực vật quý hiếm.
Thứ hai, hầu hết 80% rừng tràm Trà Sư là khu ngập nước nên việc di chuyển đi lại đa phần là bằng xuồng, tắc ráng, còn lại là khu ở và làm việc của ban quản lý, đài quan sát, nhà hàng và một con đường đất để khách du lịch đạp xe đạp tham quan, ngắm cảnh rừng tràm.
Chính từ những điều này, mà khi đến rừng tràm Trà Sư, việc chèo xuồng ba lá, đi xuống máy, đi tắc ráng hay đạp xe đạp trên con đất để ngắm cảnh rừng tràm là những hoạt động tuyệt vời nhất ở đây.
Có thể nghe qua thì hơi có gì đó hơi chán chán, nhưng thật sự khi tham gia thì mới thầy hết được sức hút của rừng tràm như thế nào. Chưa kể, khi leo lên đài quan sát cao gần 20m, phóng tầm mắt ngắm 850ha của rừng tràm củng cảnh vật xung quanh thì sẽ không có từ nào có thể miêu tả hết vẻ đẹp của địa điểm du lịch này.
Cùng với việc ngắm cảnh, trải nghiệm mùa nước nổi tại tại rừng tràm, ở đây bạn còn được thưởng thức nhiều món ngon, đặc sản mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho rừng tràm.
Một số món tiêu biểu được mà bạn nên thử khi đến đây như ốc, cua, nhá, rắn, cá, gà vườn, … giá tương đối rẻ, thơm ngon và mang hương vị đậm đà của miền Tây.
Di chuyển đến khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư như thế nào?
Với khoảng cách 27km, mất hơn 30 phút để di chuyển bằng phương tiện đường bộ, việc tìm đường đến rừng tràm Tràm từ thành phố Châu Đốc khá dễ dàng.
Cụ thể, từ trung tâm thành phố Châu Đốc (ngã tư giao nhau các đường Nguyễn Văn Thoại, Trường Đua, Hoàng Diệu và Tân Lộ Kiều Lương) – bạn đi thẳng đường Tân Lộ Kiều Lương ra đường quốc lộ 91 – qua cầu Trà Sư, qua chùa Dân Hương – sau đó rẽ trái đi theo đường giao nhau với kênh Trà Sư vào xã Văn Giáo rồi theo bảng chỉ dẫn đến rừng tràm Trà Sư.
Thông tin tham quan rừng tràm Trà Sư: giá vé, địa chỉ, giờ mở cửa và giá dịch vụ
- Địa chỉ: Rừng tràm Trà Sư – xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
- Thời gian: 7h30 – 17h00 hàng ngày
- Giá vé: 60,000 – 70,000 vnđ/ người (bao gồm đi xuồng máy, xuồng chèo và tắc ráng).
- Dịch vụ đi xe máy: 10,000 vnđ/ người.
- Dịch vụ thuê xe đạp tham quan rừng tràm: 20,000 vnđ/ người.
- Thời điểm lý tưởng trải nghiệm rừng tràm Trà Sư: đầu tháng 9 đến cuối tháng 11.